Đề tài: Thơ “Hoa cúc vàng”
Chủ đề nhánh: Một số loại hoa Lĩnh vực phát triển: PTN N Đề tài: Thơ “Hoa cúc vàng” I. Mục đích – yêu c...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/de-tai-tho-hoa-cuc-vang.html
Chủ đề
nhánh: Một số loại hoa
Lĩnh vực
phát triển: PTNN
Đề tài: Thơ “Hoa cúc vàng”
I. Mục đích – yêu cầu
1.
Kiến thức
-
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả và biết được nội dung bài thơ
-
Biết được lợi ích của hoa đối với đời sống con người
2.
Kỹ năng
-
Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, đọc diễn cảm
3.
Thái độ
-
Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh,
hoa, quả
II. Chuẩn bị
- Cô: máy tính, video hoa cúc, tranh hoa cúc vàng
- Trẻ: rổ chứa nhiều cánh hoa cúc được làm từ vỏ bắp, nhị hoa cúc,
thân hoa, mũ hoa cúc trắng và vàng.
- Lồng ghép chuyên đề: bảo vệ môi trường
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1.
Ổn định
- Gió thổi! gió thổi
- Thổi các con lại gần bên
cô
- Bóng tròn to, bóng tròn
to, bóng bể “Bùm”
- Các con ơi! Các con có
biết chúng ta đang học chủ đề gì không?
- Vậy thực vật bao gồm
những gì vậy các con?
- Hoa thì các con biết
những loại hoa gì?
- Vậy hoa cúc màu gì và có lợi ích gì?
- Giáo dục: Hoa được trồng để trang trí cho đẹp, dùng để ăn, làm mỹ
phẩm và làm thuốc. Vì vậy các con không được ngắt lá, hái hoa, bẻ cành, không
được xả rác bừa bãi.
- Các con thấy hoa như thế
nào?
- Nhìn thấy cánh đồng hoa
cúc cô có liên tưởng đến một bài thơ nói về hoa cúc rất là hay, bài thơ của
cô có tên là “ Hoa cúc vàng” của tác giả “Nguyễn Văn Chương ”. Hôm nay cô sẽ
dạy cho lớp mình nha?
2.
Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm lần 1: kết hợp động tác
- Tóm nội dung: Bài thơ nói về hoa cúc, mùa đông không có nắng, có
nhiều mây và lạnh, cây thì rụng lá, hoa cúc màu vàng, mùa xuân hoa cúc nở
nhiều như mang đến hạnh phúc cho mọi nhà
- Các con ơi! Hoa cúc có
mùi thơm và rất đẹp. Vì vậy khi gặp hoa thì chúng ta không được ngắt hoa,
ngắt lá nha các con?
- Các con thấy cô đọc thơ
như thế nào?
- Muốn đọc thơ hay thì các
con đọc giọng vừa phải, không to cũng không nhỏ, đọc chậm, rõ lời
- Các con có muốn cô đọc
lại lần nữa cho lớp mình nghe không?
- Cô đọc lần 2: Kết hợp xem tranh
- Mời đọc cả lớp, nhóm, cá
nhân ( chú ý sửa sai)
- Lúc nãy cô nghe loáng
thoáng có vài bạn phát âm chưa đúng. Vậy cô sẽ mời bạn đứng lên đọc lại cho
cô và cả lớp nghe
- Cho trẻ đọc từ khó, giải
thích từ khó
+ Nắng đi đâu miết có nghĩa
là gì?
+ Trời đắp chăn bông có
nghĩa là gì?
+ Cây chịu rét nghĩa là gì?
+ Cúc gom nắng vàng là sao?
+ Nở bung có nghĩa là gì?
Đặt câu hỏi đàm thoại:
-
Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
- Bài thơ của tác giả nào?
-
Trong bài thơ có nắng không?
-
Trời thì sao và cây như thế nào?
-
Hoa cúc đã gom gì vào với mình?
-
Hoa nở đem đến
cho con người điều gì?
-
Các con thấy
hoa cúc trong bài thơ có màu gì và nó như thế nào?
-
Ngoài màu vàng
ra hoa cúc còn có màu gì nữa?
-
Muốn có hoa đẹp
thì chúng ta phải làm gì?
Giáo dục: Muốn có hoa đẹp thì chúng ta phải trồng, tưới nước
thường xuyên, khi đi đường gặp hoa thì không được hái.
3.
Trò chơi “ Bé khéo tay”
-
Cách chơi: Các con hãy chia lớp mình ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ có mũ hoa cúc
trắng, vàng khác nhau. Cô đã chuẩn bị rất nhiều cánh hoa cúc, nhị và thân
cúc. Các con sẽ kết lại thành hoa cúc, khi kết xong các con phải lên cắm vào
bình hoa của nhóm để tặng cho cô nha các con? Đội nào hoàn thành sản phẩm
đẹp, nhanh và nhiều sẽ có quà. Khi kết
hoa các con nhớ không được tranh giành, phải để rác vào sọt rác, không được
xả rác bừa bãi.
-
Luật chơi: Thời gian bắt đầu khi cô mở nhạc, khi nào cô tắt nhạc thì trò chơi
kết thúc.
-
Cô nhận xét, tuyên dương .
|
- Thổi gì? Thổi gì?
- Trẻ lại gần cô
- Trẻ ngồi vòng tròn
- Chủ đề thực vật
- Hoa, củ, quả, rau, cây
xanh,…
- Hoa cúc, hướng dương,
hồng,…
- Dạ màu trắng, vàng, đỏ,
hoa được dùng để trang trí cho đẹp, trưng bày vào các dịp lễ tết, làm thuốc,
mỹ phẩm
- Dạ
- Dạ đẹp
- Trẻ nghe
- Dạ
- Dạ hay
- Trẻ đọc
- Dạ
- Dạ hay
- Mời trẻ đọc và sửa sai
+ Mùa đông không có nắng
+ Mùa đông có nhiều mây và
lạnh
+ Cây rụng lá
+ Cúc màu vàng như nắng
được gom vào
+ Nở nhiều và to ra
- Hoa cúc vàng
- Nguyễn Văn Chương
- Dạ không
- Trời lạnh và cây rụng lá
- Gom nắng
- Hạnh phúc
- Màu vàng, nó rất đẹp
- Dạ trắng, hồng, tím
- Dạ trồng, chăm sóc
- Trẻ chơi
|
IV. Hoạt
động chuyển tiếp: hát “ màu hoa”
V. Hoạt động
ngoài trời:
Chơi tự do
* Cách chơi: cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi,..
- Trẻ chơi.
- Cô quan sát nhận xét.
- Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm
bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với trẻ.
VI. Vệ sinh trưa, ngủ trưa
- Rửa tay rửa mặt trước khi ăn và sau khi ăn.
- Trước khi ăn phải mời cô và các bạn cùng ăn.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc.
- Vệ
sinh khi ngủ dậy và cho trẻ ăn phụ
VII. Hoạt động chiều
* Ôn
thơ “Hoa cúc vàng”
- Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn
- Cho trẻ xem tranh và hỏi
+ Các con xem đây là gì? ( tranh hoa cúc vàng)
- Cho trẻ đọc lại bài thơ ( trẻ đọc), cho trẻ đọc lại
vài lần
- Hỏi trẻ vừa đọc bài thơ gì? của tác giả nào?
- Giáo dục trẻ không được ngắt hoa, ngắt lá,
bẻ cành, xả rác bừa bãi
VIII. Trả trẻ
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của
trẻ trong ngày
- Cô
cho trẻ vệ sinh, nhận xét cuối buổi học, tuyên dương cắm cờ và trả trẻ
IX. Đánh giá cuối ngày
* Nội
dung chưa thực hiện được hoặc phù hợp và lý do:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
* Những thay đổi cần thiết
.................................................................................................................
.................................................................................................................
*
Những trẻ có biểu hiện đặt biệt ( về sức
khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng ( phối hợp với gia
đình)
.................................................................................................................
Post a Comment