Chủ đề nhánh: Bé biết gì về ngày và đêm?
KẾ HOẠCH TUẦN III Chủ đề nhánh : Bé biết gì về ngày và đêm? THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN I) Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức : - ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/chu-de-nhanh-be-biet-gi-ve-ngay-va-dem.html?m=0
KẾ HOẠCH TUẦN III
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN
I) Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Qua trò chuyện trẻ biết một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm, các
buổi trong ngày và sinh hoạt của con người, sự xuất hiện của mặt trăng, mặt trời
và tác dụng của mặt trăng, mặt trời với đời sống của con người…
- Biết tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Biết tập các động tác
thể dục
kết hợp lời ca bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Trẻ về đúng góc chơi và thể hiện các vai chơi
trong các góc, biết chơi cùng nhau theo nhóm, có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ.
- Trẻ nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn
và mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần.
- Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch
lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn luyện và phát triển thể lực
cho trẻ, kỹ năng tập các động tác thể dục
theo lời ca.
- Rèn kỹ năng chơi ở các góc, phát triển óc sáng
tạo của trẻ.
- Rèn thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi
qui định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý thức thực hiện tốt chế độ sinh hoạt trong
ngày.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, có nề nếp trong các giờ thể dục.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng đồ
chơi đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu thi đua cùng
các bạn, đoàn kết, phối hợp cùng bạn trong khi chơi.
II) Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
+ Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề nước và một số hiện
tượng tự nhiên.
+ Xắc xô.
+ Địa điểm tập thể dục sạch sẽ, bằng phẳng.
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Đồ chơi các góc:
+ Góc xây dựng: bộ đồ chơi lắp ghép, khối nhựa các loại, hàng rào, gạch xây dựng, thảm cỏ, thảm hoa, cây xanh.
+ Góc phân vai: bộ đồ chơi nấu ăn, đồ dùng gia đình, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bán hàng giải khát.
+ Góc học tập: Sách, tranh, truyện về các
buổi trong ngày và sinh hoạt của con người, mặt trăng, mặt trời, các hiện tượng tự nhiên, các hành vi
đúng – sai của con người trước các hiện tượng tự nhiên…
+ Góc nghệ thuật: xắc xô, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, đất nặn, giấy màu.
- Cờ, phiếu bé ngoan.
- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề.
III) Tổ chức hoạt động
Tên hoạt động
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
|||
Đón trẻ
|
- Vệ sinh, thông thoáng phòng lớp.
- Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá
nhân vào nơi quy định và chọn góc chơi thích hợp.
- Cô bao quát trẻ và trao đổi cùng phụ huynh về
tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi.
|
|||||||
Trò chuyện
|
* Dự kiến trò chuyện:
- Thứ 2 + thứ 3:
+ Một số dấu hiệu nổi bật của
ngày và đêm.
+ Các buổi trong ngày và
sinh hoạt của con người.
- Thứ 4 + thứ 5 + thứ 6:
+ Chế độ sinh hoạt của bé trong ngày.
+ Sự xuất hiện của mặt
trăng, mặt trời.
+ Tác dụng của mặt trăng, mặt
trời với đời sống của con người…
+ Những điểm nổi bật trong ngày.
- Cô giáo dục trẻ: Biết yêu thiên nhiên, có ý thức thực hiện tốt chế độ
sinh hoạt
trong ngày.
|
|||||||
Thể dục sáng
|
* Khởi động:
- Cho trẻ làm
đoàn tàu kết hợp đi chạy các kiểu, cho trẻ về 3 hàng dọc sau đó dàn hàng
ngang theo tổ.
* Trọng động: Cô cho trẻ tập các động tác kết hợp lời bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Hô hấp: Hít
vào, thở ra.
-
- Bụng: Đứng quay
người sang bên.
-
Chân: Đứng nâng cao chân, gập gối.
- Bật: Tách –
chụm chân tại chỗ.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng.
|
|||||||
Hoạt động học
|
Thể dục:
Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Trò chơi: Chuyền bóng
|
Toán:
Ôn nhận biết một
và nhiều
|
Tạo hình:
Xé dán lá rụng.
|
Văn học:
Thơ:
Ông mặt trời
|
Âm nhạc:
Sinh hoạt
văn nghệ cuối chủ đề
|
|||
Hoạt động ngoài trời
|
- Chơi với chai lọ.
- Trò chơi: Dệt vải.
|
- Hãy nhặt rác bỏ vào thùng.
- Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ.
|
- In bàn tay, bàn chân trên cát.
- Trò chơi: Trời mưa.
|
- Dạy trẻ xếp ông mặt trời bằng hột hạt.
- Trò chơi: Nắng và mưa.
|
- Chơi với lá cây.
- Trò chơi:
Gió thổi.
|
|||
Chơi tự do
|
||||||||
Hoạt động góc
|
* Thỏa thuận chơi:
- Chúng mình đang thực hiện
chủ đề gì?
- Chủ đề nhánh của tuần này
là gì?
- Bạn
nào kể cho cô biết trong lớp mình có những góc chơi nào?
- Ai
thích chơi ở góc xây dựng (góc học tập, góc phân vai, góc nghệ thuật)?
- Con sẽ
chơi gì ở các góc chơi đó?
- Với vai chơi của mình, các con sẽ vào góc chơi nào?
Các con cần đồ chơi gì?
- Trong khi chơi các con phải chơi
như thế nào?
- Khi muốn đổi góc chơi phải làm gì?
Hãy rủ bạn cùng chơi về góc chơi mà các con
thích!
* Quá trình chơi:
- Cô giúp trẻ về góc chơi của
mình, giúp trẻ phân vai và chọn đồ chơi, quan sát khuyến khích trẻ chơi tốt,
nhắc trẻ nói vừa đủ nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi...
- Cô lưu ý quan sát và hướng dẫn
trẻ chơi trọng tâm ở góc học tập, kết hợp quan sát nhắc nhở trẻ ở các góc
chơi khác. Cô bao quát, gợi ý, hướng dẫn
trẻ chơi và kịp thời xử lý các tình huống, động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, kết hợp
giáo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gìn đồ chơi trong khi chơi...
- Góc xây dựng: Xây bể bơi.
- Góc phân vai: Chơi “gia
đình”, chơi “cửa hàng bán nước giải khát”, chơi “khám bệnh”.
- Góc học tập: Xem sách, truyện, tranh ảnh về về các buổi trong ngày và sinh hoạt của con
người, mặt trăng, mặt trời, các hiện tượng tự nhiên, các hành vi đúng – sai của
con người trước các hiện tượng tự nhiên…
- Góc nghệ thuật: múa
hát, vẽ, nặn, tô màu, xé dán tranh về các hiện tượng tự nhiên.
* Nhận xét chơi:
- Cho trẻ tự nhận xét vai chơi trong các góc.
- Cô nhận xét từng góc chơi ngay trong quá trình trẻ
chơi, động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
- Cô cùng trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi vào nơi quy định. Vệ
sinh sau khi chơi.
|
|||||||
Hoạt động chiều
|
- TC: Mưa to mưa nhỏ.
- Làm quen bài
thơ: Ông mặt trời.
|
TC: Nu na nu nống.
- Kể chuyện cho
trẻ nghe và cho trẻ đặt tên truyện đuợc nghe.
|
- TC: Chi chi chành chành.
- Ôn các bài đồng dao trong chủ đề.
|
- TC: Tập tầm vông.
- Thực hành vở bé
làm quen với toán (Trang 22, 23)
|
- TC: Cặp kè
- Lao động vệ sinh
- Nêu gương cuối tuần.
|
|||
Hoạt động nêu gương
|
* Nêu gương cuối ngày:
- Cô cho trẻ hát bài: Hoa bé
ngoan.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc
tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong ngày.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những
việc tốt mà trẻ thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và những việc
trẻ thực hiện chưa tốt những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho
ngày hôm sau.
- Cô tặng cờ cho bé ngoan.
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo
không khí vui vẻ.
* Nêu gương cuối tuần:
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Cả tuần đều
ngoan.
- Cô cho trẻ tự nhận xét các việc
tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong tuần.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những
việc tốt tiêu biểu mà trẻ thực được trong tuần cho trẻ khác học tập và những
việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung
cho tuần sau.
- Cô tặng phiếu ngoan cho trẻ.
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
|
|||||||
Trả trẻ
|
- Cô chuẩn bị quần
áo cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Trong khi trẻ chờ bố
mẹ đón cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt động mà trẻ yêu thích, chơi với
những đồ chơi dễ lấy, dễ cất; hát múa, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về
chủ đề.
|
Post a Comment