Chủ đề gia đình: chủ đề nhánh ngôi nhà gia đình ở

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH . Tên chủ đề nhánh1: “Ngôi nhà gia đình ở” Thời gian thực hiện: 1 tuần I.Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Trẻ nói...

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH.
Tên chủ đề nhánh1: “Ngôi nhà gia đình ở”
Thời gian thực hiện: 1 tuần


I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nói được địa chỉ gia đình và hiểu biết các thành viên trong gia đình sống trong cùng một ngôi nhà.
- Kể được các kiểu nhà khác nhau, các phần của nhà, các khu vực của khu nhà, các đồ dùng có trong mỗi phòng.
- Biết được một số nghề làm nên ngôi nhà: Thợ mộc, thợ xây, thợ sơn.
- Biết so sánh chiều cao của 3 thành viên/ đồ dùng gia đình và nói được các từ cao nhất, thấp hơn, thấp nhất.
- Tạo ra được các hình mới( ngôi nhà và đồ dùng gia đình...) từ các hình tròn, hình vuông, hình tam giác. Nói được đặc điểm bề ngoài, nổi bật của các hình, phân loại các hình theo tên gọi và kích thước.
- Biết thực hiện các động tác hô hấp, các động tác PT cơ tay, vai, lưng bụng.
- Trẻ biết các hành động theo tín hiệu phù hợp với chủ đề và luật chơi.
- Biết đọc thơ, kể chuyện về chủ đề.
- Trẻ thuộc và vận động theo nhạc những bài hát về chủ đề gia đình
- Trẻ biết tô màu, vẽ, xé, dán tranh về  ngôi nhà của mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn một số thói quen vs tốt trong ăn uống, sinh hoạt: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vs, Tắt nước khi rữa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
- Biết cách trang trí ngôi nhà (thông qua các trò chơi ở góc chơi Gia đình).
- Rèn luyện và phát triển các vận động cơ bản qua các trò chơi
- Trẻ biết hát, hát tự nhiên , hát trọn vẹn cả bài, nhận ra sắc thái giai điệu, vận động theo nhạc các bài hát, bản nhạc về gia đình của bé.
3. Thái độ:
-Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện thể lực, hát, múa và vẽ, nặn, cắt, dán..
II. Chuẩnbi:
- Chuẩn bị của cô: Giáo án đầy đủ, các loại đ/d, đ/c phục vụ cho các môn học, sưu tầm tranh ảnh, băng đĩa...
-  Chuẩn bị của trẻ: Đ/d học tập, đồ chơi...
 


KẾ HOẠCH TUẦN
1.Đón trẻ, chơi tự do, điểm danh, trò chuyện
2.Thể dục sáng
Tập với bài: “Cả nhà thương nhau
a. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ  thực hiện đúng động tác khớp với lời ca bài “Cả nhà thương nhau
- Kĩ năng: Luyện kĩ năng phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ
- Thái độ: Trẻ hứng thú tập thể dục.
b. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ
- Bài hát “Cả nhà thương nhau
c.Cách tiến hành:
+ Khởi động:
-  Xoay các khớp: tay, vai, lưng, gối
+ Trọng động:.
Trọng động: Bài tập phát triển chung: 
- Tập kết hợp với lời của bài hát “Cả nhà thương nhau”.
- ĐT Tay: Từ câu “ Ba thương con….. giống ba” (H1)

- ĐT lườn: Từ câu “ Cả nhà ta………. Là cười” (H2)
                                                    (H2)

-         Câu “ Ba đi xa….ba” giống (H1)
-         ĐT Chân: Từ câu “ Xa là nhớ.........Là cười” (H3)
* Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng
+ Hồi tỉnh:
Trò chơi : “ Gieo hạt
- Cô nêu cách chơi.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.

3. Hoạt động góc
*NỘI DUNG:

Góc hoạt động
ND hoạt động
Mục tiêu
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Góc xây dựng

-xây dựng  các kiểu nhà ở ( Xếp các kiểu nhà khác nhau, vườn, ao cá, vườn hoa, hàng rào, xếp, lắp ghép khu chung cư cao tầng, khu tập thể...)


* Kiến thức:
-Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để lắp ghép,xây dựng  các kiểu nhà ở   (Xếp các kiểu nhà khác nhau, vườn, ao cá, vườn hoa, hàng rào, xếp, lắp ghép khu chung cư cao tầng, khu tập thể...)
 -Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng,lắp ghép.
-Trẻ biết chơi theo nhóm, biết cùng nhau bàn bạc thỏa thuận vai chơi, biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm một cách nhịp nhàng. Biết mối quan hệ giữa các nhóm chơi, biết thể hiện một số đạo đức của vai chơi.
- Trẻ biết sưu tầm và dán tranh, ảnh về các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Làm sách về các kiểu nhà.
-Trẻ biết vẽ, nặn, cắt dán, tô màu các kiểu nhà theo ý thích. biết sử dụng các hộp cát tông, thùng đựng đồ... làm thành ngôi nhà trẻ thích.
-Trẻ cảm thụ âm nhạc một cách say sưa bên nhau cùng nghe nhạc, nghe hát và hát múa một cách hứng thú.
-Trẻ biết xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình; biết phân loại hình tròn, hình vuông, hình tam giác.
- Biết tưới nước, chăm sóc cây trong lớp, trong trường. Trẻ biết được quá trình lớn lên của cây.
* Kỹ năng:
- Rèn phát huy tính sáng tạo cho trẻ
- Rèn cho trẻ kĩ năng biết giao tiếp với nhau, hòa thuận trong khi chơi.
- Rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết dùng những kĩ năng đã học để vẽ, tô màu, cắt, dán...
- Biết thể hiện cảm xúc của mình qua các bài hát, qua câu chuyện
* Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương,đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khi chơi.
- Biết giữ gìn sản phẩm trong quá trình chơi
- Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc về các chủ đề gia đình.
- Các vật liệu xây dựng như: gạch, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, hoa, sỏi, đá, cá...
1.Thỏa thuận vai chơi:
- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trò chuyệnTrò truyện với trẻ về gia đình, những người thân trong gia đình trẻ. 
- Hỏi trẻ :
+Những người thân trong gia đình trẻ thường làm những việc gì?,đi đâu?
- Gi ý vào các góc chơi phù hợp
- Cô hướng về nội dung chơi chính trong chủ đề mà cô đã đặt ra.
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi
-Ở góc phân vai con chơi gì ? (Đóng vai  “Gia đình”, chơi “Siêu thị đồ dùng, đồ chơi”/ “Cửa hàng thực phẩm”,
 “ Phòng Khám bệnh”
- Góc xây dựng con xây gì? “xây dựng  các kiểu nhà ở ( Xếp các kiểu nhà khác nhau, vườn, ao cá, vườn hoa, hàng rào, xếp, lắp ghép khu chung cư cao tầng, khu tập thể...”
-  Góc sách truyện  chúng ta làm gì ? (Sưu tầm và dán tranh, ảnh về các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Làm sách về các kiểu nhà, các phòng ngủ trong căn)
-Góc Tạo hình con làm gì ? (Vẽ, nặn, cắt dán, tô màu các kiểu nhà theo ý thích. Sử dụng các hộp cát tông, thùng đựng đồ... làm thành ngôi nhà).
- Góc AN: các con sẽ hát vận động bài gì?(Hát các bài hát về chủ đề gia đình.)
- Góc KPKH/TN con sẽ làm gì? (Xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình; chơi phân loại các hình học ( hình tròn, hình vuông, hình tam giác) theo tên gọi hoặc kích thước.
Chăm sóc cây trong lớp, trong trường, gieo hạt quan sát quá trình lớn lên của cây)
2.Quá trình chơi :
- Cho trẻ về góc thỏa thuận vai chơi
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Gợi mở chủ đề chơi cho trẻ, góc nào trẻ còn lúng túng cô có đến hướng dẫn và chơi cùng trẻ để giúptrẻ hoạt động tích cực
Dự kiến câu hỏi:
- Góc xây dựng: Các con đang  lắp ghép nhà mấy tầng vâỵ? Các bác đang xây dựng  gì vậy? theo tôi trước nhà bác nên trồng thêm cây xanh và cây hoa cho đẹp.
- Góc phân vai: Chào chị , chị đi chợ mua món gì vậy?, cô ơi? cô bán hàng gì vậy? bao nhiêu 1 đồ chơi này vậy cô? chào bác bác đang khám bệnh cho bệnh nhân à, cháu bé này bị bệnh gì vậy bác?
- Góc tạo hình: Các con đang Vẽ, tô màu,dán, gì vậy? Để cắt, dán được ngôi nhà đẹp con phải làm thật cẩn thận nhé con đang nặn gì vậy?
- Góc sách truyện: Các con đang dán tranh về gì? nội dung nói về gì? con làm sách à? Con dán thật cẩn thận cho đẹp nhé!
- Góc âm nhạc: các con đang múa hát bài gì đấy? Bài hát nói về điều gì vậy?
-Các con ơi đây là hình gì? Có bao nhiêu hình?
- Con đang tưới nước cho cây à? vì sao phải tưới nước và chăm sóc cây?
3.Nhận xét :
- Cô nhận xét ở các góc chơi trong quá trình chơi. Góc nào trẻ không hứng thú nữa hoặc chán chơi cô kết thúc trước, kkhi nhận xét cô động viên trẻ nói sản phẩm tạo thành của mình (nhóm trưởng)
- Nhắc nhở trẻ dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.
* Lưu ý: Thứ 2 cho trẻ chơi chính ở góc xây dựng, thứ 3 cho trẻ chơi chính ở góc phân vai, thứ 4 cho trẻ chơi chính ở góc tạo hình, thứ 5 chơi chính ở gócKPKH, thứ 6 chơi chính ở góc Xây dựng



Góc Phân vai

- Đóng vai  “Gia đình”, chơi “Siêu thị đồ dùng, đồ chơi”/ “Cửa hàng thực phẩm”,
 “ Phòng Khám bệnh”.



-Búp bê, bộ đ/d gia đình, bộ đ/c bác sĩ, các loại đồ dùng, đồ chơi, các loại rau củ, quả, bộ đồ chơi khám bệnh

Góc sách
truyện
Sưu tầm và dán tranh, ảnh về các kiểu nhà khác nhau, các phòng trong nhà. Làm sách về các kiểu nhà, các phòng ngủ trong căn nhà.

-Sưu tầm một sốtranh, sách về các kiểu nhà, các phòng ngủ trong nhà.






Góc tạo hình
Vẽ, nặn, cắt dán, tô màu các kiểu nhà theo ý thích. Sử dụng các hộp cát tông, thùng đựng đồ... làm thành ngôi nhà.

Giấy màu, Bút màu,hồ dán, kéo, đất nặn, bảng con, bìa cát tông.






Góc âm nhạc







Ca hát sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về chủ đề .

Trống lắc, xắc xô, phách gõ.

Góc
khám phá khoa học/ Thiên nhiên
Xếp số lượng đồ dùng tương ứng với các thành viên trong gia đình; chơi phân loại các hình học( hình tròn, hình vuông, hình tam giác) theo tên gọi hoặc kích thước.
Chăm sóc cây trong lớp, trong trường, gieo hạt quan sát quá trình lớn lên của cây
-Các đồ dùng, đ/c về chủ đề.
- Các loại hình tròn, vuông, hình tam giác
- Cây trước lớp học và trên sân trường, hạt và chậu để gieo hạt

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 3960383474781718147

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item