Bài hát Vui đến trường
Bài hát Vui đến trường I. Mục đích: * Trẻ biết vận động theo nhạc bài “Vui đến trường”. - Biết hưởng ứng cùng cô bài “Cô giáo”. -...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/bai-hat-vui-den-truong.html
Bài hát Vui đến trường
I. Mục đích:
* Trẻ biết vận động theo nhạc bài “Vui đến trường”.
- Biết hưởng ứng cùng cô bài “Cô giáo”.
- Trẻ biết nhặt lá cây làm một số con vật.
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi, biết chơi trò
chơi.
- Biết tự nhận xét mình và bạn theo tiêu
chuẩn cô đưa ra hàng ngày, nhận xét được những việc tốt, chưa tốt mà bạn và
mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần.
* Rèn kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ.
- Phát triển tai nghe cho trẻ khi chơi trò chơi.
- Rèn sự khéo léo, phát triển óc sáng tạo cho trẻ.
- Rèn kỹ
năng chơi ở trẻ.
* Giáo dục trẻ chăm đi học đều, hứng thú khi được
đi học.
- Giáo dục trẻ trân trọng và giữ gìn sản phẩm mình
tạo ra.
- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng dụng cụ âm nhạc: xắc xô, thanh gõ.
- Một số lá cây mít, lá chuối, dây len, rổ đựng, đồ
chơi ngoài trời....
- Đồ dùng vệ sinh: Thau chậu, khăn lau....
- Cờ, phiếu bé ngoan, các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động học : Âm
nhạc
-
NDTT : Dạy vận động “Vui đến trường”.
-
NDKH: Nghe hát: “Cô giáo”.
-
T/C : Ai nhanh nhất.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú, giới thiệu bài.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Nghe
lời cô giáo”.
- Cô hỏi: Các con vừa đọc
bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai? Các con
có thích đến trường không?
- Cô dẫn dắt vào bài
b) Hoạt động 2: Dạy VĐTN “Vui đến trường” - Nhạc và lời “ Hồ
Bắc”.
- Cho cả lớp hát 1 lần.
- Bài hát này còn có động
tác múa minh họa nữa.
- Cô múa 2-3 lần cho trẻ
xem.
- Cho cả lớp múa cùng cô 2-3
lần.
- Cho tổ, nhóm bạn trai, bạn
gái vận động, cá nhân vận động.
(Cô sửa sai cho trẻ kịp
thời)
c) Hoạt động 3: Nghe hát “Cô giáo”- Nhạc
“ Đỗ Mạnh Thường”- Thơ “ Nguyễn Hữu Tưởng”
- Hàng ngày ai chăm sóc, dạy
dỗ các con?
- Cô đã dạy các con những
gì?
Để thể hiện tình cảm của
mình với cô giáo nhạc sĩ “ Đỗ Mạnh
Thường” đã sáng tác bài hát “Cô giáo”, các con hãy lắng nghe cô hát bài
này nhé?
+ L1: cô hát diễn cảm thể
hiện cảm xúc bài hát.
+ L2: cô múa minh hoạ
mời trẻ lên múa cùng cô.
d) Hoạt động 4: T/C : Ai nhanh nhất.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Cô vẽ 3-5 vòng tròn
cách nhau, gọi 4-5 trẻ lên chơi. Cô quy định.
+ Khi cô hát nhỏ thì các trẻ đi ngoài vòng tròn.
+ Khi cô hát to thì đi trong vòng tròn.
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
- Nhận xét khen trẻ sau khi chơi.
2. Hoạt động
ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Chơi với lá cây.
- Cho trẻ hát: Trường
chúng cháu là trường mầm non.
- Hỏi: Các con vừa hát
bài hát gì?
- Các con có thích đến
trường mầm non không ?
- Đến trường các con được
học những gì ?
- Hôm nay các con có
thích nhặt lá cây làm một số con vật không ?
- Các con sẽ làm gì từ
những lá cây này?
- Vậy chúng ta cùng làm
những con vật từ những lá cây này
nhé ?
- Cô cho trẻ quan sát mẫu
con trâu, con chim của cô.
- Cô hướng dẫn trẻ cách
làm.
- Trẻ làm cô đến
hỏi : Các con làm được con vật gì ?
- Cô khuyến khích trẻ làm
nhiều con vật từ lá cây.
- Làm xong cho trẻ đếm
xem mình làm được bao nhiêu con vật.
- Nhận xét tuyên dương
trẻ.
* Giáo dục trẻ chơi xong
phải thu dọn vệ sinh sạch sẽ.
b) Hoạt động 2: T/C “Dung dăng dung
dẻ”.
-
Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
-
Cho trẻ chơi 3-4 lần.
-
Cô bao quát, động viên trẻ chơi.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3.
Hoạt động chiều.
a)
Hoạt động 1: T/C: Kéo co.
b)
Hoạt động 2 : Lao động vệ sinh
- Cô phân công công việc cho từng tổ.
- Cho trẻ triển khai lao động.
- Lao động xong cho trẻ vệ sinh cá nhân
sạch sẽ.
c)
Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối tuần.
|
- Trẻ đọc bài thơ.
- Trẻ trả lời cô.
- Cả lớp hát.
- Trẻ xem cô múa.
- Cả lớp múa cùng cô.
- Trẻ múa theo yêu cầu
của cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ nghe cô hát.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ nghe cô hướng dẫn.
- Trẻ tham gia trò chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời cô.
- Làm con trâu, con chim.
- Trẻ quan sát mẫu.
- Trẻ quan sát cô làm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đếm và trả lời cô.
- Trẻ thu dọn vệ sinh.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi tự do.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ nghe và triển khai lao động.
- Trẻ vệ sinh sạch sẽ.
- Trẻ chơi tự chọn.
|
Đánh giá các hoạt động của
trẻ trong ngày
........................................................................................................................................
Post a Comment