Giáo án Bài thơ Nghe lời cô giáo
Bài thơ “Nghe lời cô giáo” I. Mục đích: * Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ “Nghe lời cô giáo” . - Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạc...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/03/giao-an-bai-tho-nghe-loi-co-giao.html
Bài thơ “Nghe lời cô giáo”
I. Mục đích:
* Trẻ thuộc và đọc diễn cảm bài thơ “Nghe lời cô giáo”.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô mạch lạc.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của hoa thủy tiên, hoa
mười giờ.
- Trẻ biết rửa tay đúng cách .
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi, biết chơi đúng
luật.
* Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ.
- Rèn kỹ năng quan sát, tư duy, ghi nhớ có chủ
định.
- Rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ.
- Rèn trẻ cách chơi trò chơi.
* Giáo dục trẻ yêu quý,
nghe lời cô giáo.
- Giáo dục trẻ cách chăm
sóc, bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành.
- Giáo dục trẻ luôn vệ sinh
sạch sẽ đặc biệt là đôi bàn tay.
- Trẻ vui vẻ, thoải mái khi
chơi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh thơ.
- Vườn hoa thủy tiên, hoa
10 giờ, bóng, vòng, phấn.
- Thau, chậu, xà bông.
- Một số đồ dùng, đồ chơi ở
các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động học: Thơ “Nghe lời cô giáo”.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài.
- Cô cùng trẻ hát bài “Em đi mẫu giáo”.
-
Hỏi: Các con vừa hát bài hát gì?
-
Trò chuyện dẫn dắt vào bài.
b) Hoạt động 2: Đọc mẫu cho trẻ nghe.
-
Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
-
Lần 2 cô đọc kết hợp tranh minh hoạ.
c) Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn.
- Cô vừa đọc cho các
con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Em bé mới được đi
học mà em đã biết làm gì?
- Ai đã dạy bảo em?
Cô đọc: “Bé mới được
đi học
Khi về hát rất ngoan
Rửa tay trước khi ăn
Cô giáo con bảo thế”
- Cô còn dạy em điều
gì nữa?
“Ăn thì mời cha mẹ.
Nhường em bé phần hơn.
Không để vãi rơi cơm.
Cô giáo con bảo thế”.
- Đến trường cô giáo
luôn luôn dạy những điều hay, lẽ phải. Vì vậy các bé hãy nhớ lời cô dạy bảo
nhé?
* Giáo dục: Phải ngoan
ngoãn, vâng lời cô, ông, bà, bố, mẹ, nhường nhịn em nhỏ.
d) Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần.
- Cho trẻ đọc thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân, đọc
nâng cao.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
e) Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cho trẻ vận động bài
“Vui đến trường”.
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Quan sát hoa thủy tiên, hoa mười giờ.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Hoa trường em”.
- Hỏi trẻ: Các con vừa hát bài hát gì?
Bài hát nói về điều gì?
- Các con hãy nhìn xem trong vườn trường mình có những
loại hoa gì?
- Đây là hoa gì?(cô chỉ vào hoa thủy tiên hỏi trẻ).
- Ai có nhận xét gì về hoa thủy tiên?
- Hoa có màu gì? Cánh hoa như thế nào?
Lá hoa thì sao?
- Cô chốt lại: Đây là hoa thủy tiên, cánh nhỏ màu hồng,
nhụy màu vàng, lá hoa dài và có màu xanh.
- Sau đó cô chỉ vào hoa mười giờ đặt câu hỏi tương tự
như hoa thủy tiên.
- Cô chốt lại các ý kiến của trẻ.
- Cho trẻ so sánh hoa thủy tiên và hoa mười giờ.
+ Điểm khác nhau: Hoa thủy tiên màu hồng còn hoa mười
giờ màu đỏ, lá hoa thủy tiên dài còn lá hoa mười giờ nhỏ và ngắn. Hoa mười
giờ nở vào lúc 10 giờ còn hoa thủy tiên nở vào buổi sáng.
+ Điểm giống nhau: Đều là hoa trồng để làm đẹp cho sân
trường, cánh đều nhỏ.
- Cho trẻ kể một số loại hoa khác mà trẻ biết
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.
- Cô giới thiệu luật
chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần.
- Cô bao quát trẻ chơi.
b) Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: T/C “Mèo đuổi chuột”.
b) Hoạt động 2: Rèn thao tác rửa tay đúng cách.
- Cô đọc: Cái gì tài giỏi
lắm thay.
Quét nhà giúp mẹ, viết bài, vẽ
tranh?
Là cái gì ?
- Muốn cho bàn tay luôn sạch
sẽ thì chúng ta phải làm gì ?
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn
các con rửa tay nhé ?
- Muốn rửa tay đầu tiên các
con phải nhúng ướt 2 tay sau đó trà xà bông vào 2 tay rồi thoa đều bàn tay,
các kẽ ngón tay cho sạch, tiếp đó rửa tay vào nước cho sạch xà bông rồi lấy
khăn sạch lau khô 2 bàn tay. (cô vừa nói vừa thực hành cho trẻ quan sát).
- Cho vài trẻ lên tập rửa
tay.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô đọc.
- Trẻ quan sát tranh.
- Trẻ trả lời cô.
- Cô giáo.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Vâng ạ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Trẻ đọc theo yêu cầu của
cô.
Trẻ vận động.
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời
cô.
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ so sánh điểm giống và
khác nhau.
-
Trẻ kể.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ chơi tự do.
- Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ đoán: Bàn tay.
-
Phải rửa sạch.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ quan sát cô làm.
-
Trẻ thực hành rửa tay.
- Trẻ chơi tự chọn.
|
Đánh giá các hoạt động của trẻ trong ngày
........................................................................................................................................
Post a Comment