Một số con vật nuôi trong gia đình
Chủ điểm : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT Đề tài : "Một số con vật nuôi trong gia đình" 1. Mục đích yêu cầu: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/01/mot-so-con-vat-nuoi-trong-gia-dinh.html
Chủ điểm: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Đề tài: "Một số
con vật nuôi trong gia đình"
1.
Mục đích yêu cầu:
KT: Trẻ gọi đúng tên và nhận xét những đặt điểm(màu sắt,
hình dạng, cấu tạo, vận động, ăn uống) của một số con vật nuôi trong gia đình
như: gà, vịt, chó, lợn…
Biết được sự đa dạng phong phú của
động vật nuôi trong gia đình.
KN: Kĩ năng so sánh, phân biệt
được nhóm gia súc và gia cầm.
Cung cấp một số từ những: như tiếng
kêu, cách vận động, tên gọi các con vật đó.
2. Chuẩn bị:
Một số con vật nuôi bằng mủ: con lợn, vịt, gà, bò,
chó…
Trò chơi: tranh lô tô.
Trò chơi: ai nhanh nhất.
3. Tiến trình hoạt động
a. Mở đầu hoạt động
- Đón cháu chăm sóc vệ sinh.
Dọn dẹp phòng mở cửa sổ cho lớp sạch sẽ, thóng mát.
Giáo
viên nhắc nhở trẻ xếp giày dép, đồ dùng để đúng nơi quy định, tìm đúng tên mình
gắn vào bản bé đến lớp, trao đổi nhanh với cha mẹ trẻ về chủ đề của ngành nghề.
Cô điểm danh cháu.
- Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Cháu làm động tác gà gáy 3 lần.
+Động tác tay: tay giơ lên cao, phía trước, giang ngang ( 3 x 4 nhịp)
+Động tác chân:hai tay chống hong ngồi xổm (3 x 4 nhịp)
+Động tác bụng:Làm gà mổ thóc (3 x 4 nhịp)
|
+Động tác bật: Bật thẳng (3m x 2lần)
- Trò chuyện theo chủ điểm.
Hoạt động
của cô
|
Hoạt động
của cháu
|
- Cô làm tiếng co gà trống kêu: ò ó o, cháu
đón xem đó là tiếng gì kêu.
Gà trống gáy để làm gì?
Gà trống biết đẻ hay không?
Gà trống có mấy chân,
Chân gà trống có gì?
Bộ lông của con gà như thế nào?
|
Gáy
báo cho mọi người thức dậy
Không
có biết đẻ
Có
hai chân
Chân
có cựa
Có
nhiều màu sắt.
|
b. Hoạt động trọng tâm.
MTXQ:"
Một số con vật nuôi trong gia đình"
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của cháu
|
HĐ1: Cả lớp cùng hát với cô bài hát: Gà trống, mèo con
và cún con.
Bài hát có nhắc đến con vật gì?
Nhà con có nuôi những con vật này hay
không?
HĐ2: Vậy hôm nay cô cháu ta cùng nhau
đàm thoại về một số con vật nuôi trong gia đình nhe!
- Lắng nghe, lắng nghe, con gì kêu cục tác,
cục tác?
- Cả lớp trả lời và cùng nhau quan sát con
gà mái: Cháu gọi lại tên con gà mái.
+ Tiếng kêu của nó như thế nào?
+ Nó biết làm gì?
+ Chân gà máy có cựa hay không?
+ Gà máy có những bộ phận nào?
- Tương tự với con vịt cho cháu kể về một số
đặc điểm của con vịt. Tên gọi,cách vận động, các bộ phận, thức ăn…
+ Cô cho cháu biết con vật có hai chân là
gọi là gia cầm, cháu phát âm lại gia cầm.
- Tiếp tục cho cháu quan sát con lợn: Tên gọi, các bộ phận, thức ăn…Cho cháu biết
con vật có 4 chân gọi là gia súc.
- Cô khái quát: gà, vịt lợn, tuy có điểm
khác nhau nhưng đều được con người nuôi ở trong gia đình, được chăm sóc, bảo
vệ cho chúng. Chúng được gọi chung là động vật nuôi trong gia đình.
- Ngoài gà vịt, lợn ra còn có nhữnh động vật
nào nữa được nuôi trong gia đình? Cô cho cháu lên kể tên con vật mà cháu
biết.
- Tất cả những con vật đó đều ích, khi ở nhà
có nuôi những con vật này thì các con phải biết chăm sóc, bảo vệ cho chúng.
HĐ3:Củng cố:
- Trò chơi lô tô: khi cô nói con vật nào
cháu giơ tranh lô tô con vật đó lên.
- trò chơi: Tìm nhà: Cô dán những con vật
lên tường vừa đi vừa hát khi nghe tính hiệu của cô cháu chạy thật nhanh vào
chỗ có tranh giống của mình.
- Qua bài cô nhận xét lớp.
|
Gà trống, mèo con và chó con
Có những con vật này
Con gà máy
Cháu đồng thanh
Cục tác, cục tác
Gà trống biết gáy
Không có cựa
Có chân, cánh, thân, đuôi…
Cháu quan sát các con vật và cháu đàm
thoại
Cháu kể một số con vật mà cháu biết
Cháu nghe cô
Cháu chơi trò chơi
|
- Hoạt động góc.
- Cô giới thiệu góc chơi:
+ Xây dựng: Chuồn trại.
+ Phân vai: Chăm sóc các con vật.
+ Học tập: Cháu xem tranh ảnh theo chủ
điểm.
+Nghệ thật: Cháu tô màu một số con
vật.
- Hoạt động tự do.
- Chơi ở các góc tự chọn
c. Kết thúc hoạt động.
Nêu gương:Cháu đọc ba tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản
thân, tập thể nhận xét, cô đánh giá nhận xét.
- Cháu cấm cờ.
Trả cháu: Vệ sinh cá nhân.
- Dặn dò trẻ cho việc ngày hôm nay: Về
nhà ăn cơm đầy đủ, biết phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhẹ, biết giữ gìn
một số sản phẩm do cha mẹ làm ra.
- Trao đổi với
phụ huynh về những tiến bộ của trẻ, một số việc cần thiết nhằm giáo dục cháu.
*
Nội dung đánh giá cuối ngày
-
Hoạt động chung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-
Hoạt động khác:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Post a Comment