ĐỀ TÀI: ĐO ĐỘ DÀI ĐỐI TƯỢNG BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO
ĐỀ TÀI: Đ O ĐỘ DÀI ĐỐI TƯỢNG BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO I/ Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. ( ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2019/09/de-tai-do-do-dai-doi-tuong-bang-cac-don-vi-do.html
ĐỀ TÀI: ĐO ĐỘ DÀI ĐỐI TƯỢNG BẰNG CÁC ĐƠN VỊ ĐO
I/ Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết đo một
đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. ( MT 63)
- Biết thực hiện
đúng kỹ năng khi đo và nhận biết kết quả đo.
- Giáo dục trẻ thực
hiện tốt quy định giao thông.
II/ Tổ chức hoạt
động
Hoạt động 1: Đo một đối tượng bằng
các đơn vị đo có chiều dài khác nhau.
- Các bạn thử đoán xem đường đi đến trường tiểu học khoảng bao nhiêu bước
chân ? ( Cho trẻ đoán)
Vậy các bạn hãy cùng mình đi nối gót đến trường tiểu học xem đoạn đường có
chiều dài bằng bao nhiêu bàn chân nhé ! ( Trẻ đi nối gót. Sau đó hỏi trẻ
kết quả.)
- Trong rổ có gì đây các bạn? ( 2
que tính, thẻ số, phấn)
- Các bạn hãy so sánh xem 2 que tính như thế nào với nhau ? ( Không bằng
nhau. Vàng ngắn, xanh dài).
- Các cô đố các con biết con đường này có chiều dài bằng bao nhiêu. Vậy các
bạn có cách nào để biết chiều dài của đoạn đường này không ? ( Đo)
- À vậy chúng ta hãy dùng đơn vị đo là những que tính này để đo chiều dài
của đoạn đường này nhé !
- Nhờ 1 trẻ lên đo. Trẻ đo đoạn đường dài bằng mấy lần chiều dài que tính
màu vàng?
* Cô làm mẫu : Cô nhắc kỹ năng đo: Tay
trái mình cầm que tính, tay phải cầm bút, đo chiều dài đoạn đường từ trái sang
phải. Đặt que
tính để chiều dài sát một mép chiều dài đoạn đường, đầu trái của que tính trùng
với đầu trái của đoạn đường, sau đó vạch một vạch bút sát với đầu phải của que
tính, nhấc que tính lên, rồi lại đặt que tính lên đoạn đường như cách đặt trên
sao cho đầu trái của que tính trùng với vạch bút rồi lại dùng bút vạch một vạch
sát với đầu phải của que tính. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi đo hết đoạn
đường. ( Nếu trẻ đo thành thạo cô không cần hướng dẫn)
- Cô đo mẫu que
tính ngắn màu vàng. Cùng trẻ đếm. Gắn số.
+ Đoạn đường dài
bằng mấy lần chiều dài que tính màu vàng?
- Tương tự cô nhờ 1
bạn lên đo tương tự với que tính dài màu xanh.
+ Đếm xem trên đoạn
đường có bao nhiêu đoạn?
+ Đoạn đường dài
bằng mấy lần chiều dài que tính màu xanh?
- Nhắc lại: Đoạn
đường dài bằng mấy lần chiều dài của que tính xanh?
+ Tại sao không bằng
nhau? (Vì hai que tính không dài bằng nhau)
Hoạt động 2: Luyện tập cả lớp:
- Cô cho cả lớp kết thành 3 nhóm. Sau đó yêu câu
trẻ đo 2 đoạn đường ( băng giấy) cô đã chuận bị sẵn. Cách đo giống như cô vừa
đo xong. Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào đo đúng và chính xác nhất sẽ là
đội chiến thắng.
- Cô cho trẻ làm. Trong khi trẻ làm cô chú ý sửa
sai, hướng dẫn và bao quát trẻ.
- Hết giờ cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả của 3
đội. Nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Vậy các bạn đã có thể trả lời vì sao cũng 1 đoạn
đường mà các bạn đi nối gót chân lại có kết quả khác nhau chưa?
Hoạt động 3: Trò chơi: “Những
biệt tài tí hon”
- Cô nêu luật chơi,
cách chơi: Cô đã chuẩn bị sẵn những băng giấy trong rổ. Cô chia lớp mình thành
2 nhóm.Nhiệm vụ của các bạn là lần luợt từng
bạn bật qua vòng lên lấy 1 băng giấy và dán lên trên đây để tạo thành 1
con đường mới đi đến trường tiểu học. Xong chạy về cuối hàng đứng và bạn thứ 2
tiếp tục. Cứ như vậy đội nào làm con đường đẹp nhất, nhiều nhất sẽ giàng chiến
thắng.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô chú ý bao quát
trẻ.
- Động viên, tuyên
dương trẻ.
* Kết thúc: Nhận
xét hoạt động.Cho trẻ hát bài “tạm biệt búp bê’’ và ra ngoài. Đi vệ sinh.
Post a Comment