QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH CÁI BÚA
QUAN SÁT CÓ MỤC ĐÍCH: CÁI BÚA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : TUNG BÓNG CHƠI TỰ DO : CHƠI HỘT HẠT I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - 4 tu...
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt
động1. Gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề, hướng trẻ vào nội dung
bài
2. Hoạt
động 2: Quan sát “Cái búa”.
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” đi
ra ngoài quan sát.
- Cô và trẻ trò chuyện về bài hát?
- Các bạn quan sát xem cô có gì đây?
- Các bạn nhận xét xem cái búa có
đặc điểm gì?
=> Cô chốt lại:
- Cái búa được làm bằng chất liệu gì?
- Cái búa để làm gì?
- Cái búa là dụng cụ của nghề gì?
- Muốn cái búa không hỏng nhanh chúng mình cần phải làm
gì?
- Chúng mình có được chơi cái búa không?
- Vì sao?
=>Cô chốt lại:
- Giáo dục trẻ: Muốn cái búa không bị hỏng thì khi dùng
xong cất gọn đúng nơi quy đinh. Cái búa là rất nặng nên chúng mình không được
lấy búa ra làm đồ chơi vì nếu chơi nhỡ đập vào nhau gây nguy hiểm đến tính
mạng.
3. Hoạt
động 3: Trò chơi: Tung bóng
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Nêu lại cách chơi luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi trẻ 3 - 4 lần.
(Cô quan sát, động viên trẻ chơi.)
- Hỏi trẻ tên trò chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
4. Hoạt
động 4: Chơi tự do: Chơi với đá sỏi, hột hạt.
- Các bạn quan sát xem cô có gì đây?
- Các bạn có muốn chơi với đá sỏi và hột hạt không?
- Từ những viên đá sỏi, hột hạt này và bằng sự khéo léo
của đôi tay chúng mình sẽ xếp thành hình dụng cụ của nghề sản xuất mà chúng
mình thấy thích cho cô nhé?
- Cô bao quát động viên trẻ chơi.
- Nhận xét chung sau khi trẻ chơi.
|
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ hát và đi ra ngoài quan sát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Cái búa.
- Có phần
cán, và phần búa, ..
- Trẻ chú
ý lắng nghe.
- Phần cán
làm bằng gỗ, phần búa làm bằng sắt.
- Để đóng đinh,...
- Nghề thợ mộc.
- Cần giữ gìn.
- Không ạ.
- Cái búa có thể đập vào nhau sẽ bị đau.
- Trẻ chú ý nghe cô nói.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời
- Chú ý lắng nghe
- Đá sỏi hột hạt
.
- Có ạ.
- Vâng ạ
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe.
|
Post a Comment