Giáo án KPKH: Khám phá cơ thể bé

Giáo án KPKH Khám phá cơ thể bé 1. Mục đích. - Trẻ nhận biết cơ thể gồm các bộ phận như: Đầu, tay, chân và biết tác dụng của các bộ ...

Giáo án KPKH
Khám phá cơ thể bé

1. Mục đích.
- Trẻ nhận biết cơ thể gồm các bộ phận như: Đầu, tay, chân và biết tác dụng của các bộ phận đó. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể.  Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
- Phát triển khả năng quan sát , ghi nhớ có chủ đích của trẻ. Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
- Giáo dục trẻ biết được tầm quan trọng của các bộ phận và cách bảo vệ.
2. Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ em bé. Thước chỉ, 1 trống lắc, nước hoa…
- 3 tranh bé gái còn thiếu các bộ phận. Mảnh rời các bộ phận, giác quan còn thiếu.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
*Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô cho cả lớp hát bài hát “Cái mũi” và hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về bộ phận gì?
+ Ngoài cái mũi ra trên cơ thể con người còn có những bội phận gì nữa?
* Hoạt động :                Khám phá  về cơ thể bé?
- Cô cho trẻ xem tranh em bé
- Cô giáo: Có những bộ phận nào trên đầu em bé? (Tóc, tai, mắt, mũi, miệng)
+ Bộ phận nào giúp chúng ta nhìn được? Có mấy mắt? Gọi là gì?
+ Muốn cho đôi mắt luôn sáng, đẹp thì phải làm gì?
+ Bảo vệ như thế nào? Mắt gọi là giác quan gì? (Thị giác).
-Cô xịt nước hoa và hỏi trẻ xem thấys có gì khác lạ! Cái gì giúp ta ngữi thấy mùi thơm? Thế mũi để làm gì? (Ngửi, thở).
+ Mũi gọi là giác quan gì? (Khứu giác) Thế phải làm gì để bảo vệ mũi?...
- Tương tự cô chỉ từng bộ phận khác của cơ thể cho trẻ quan sát, nhận biết ích lợi của chúng.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi, phải biết bảo vệ các giác quan, không chọc ngoáy, chơi bẩn… làm ảnh hưởng, hỏng các giác quan…
- Cô giáo: Cô mời trẻ cùng đứng dậy vận động bài “Ồ sao bé không lắc”.
- Gợi hỏi trẻ: Lớp mình vừa hát và vận động bài gì? Bài hát nói về gì?
+ Các bộ phận đó giúp gì cho chúng ta?
+ Nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì chúng ta sẽ như thế nào?
+ Chúng ta muốn học  bài, xúc cơm ăn, chạy nhảy... thì cần đến bộ phận gì?…
* Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố.
* Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”: Cô nói các bộ phận trẻ  nói số lượng các bộ phận
* Trò chơi 2: “Tổ nào ghép đúng” ( trẻ chơi 2- 3 lần).
- Lần lượt mời 2 tổ (10 trẻ) lên ghép các bộ phận, các giác quan còn thiếu trên cơ thể bé. Đội nào ghép nhanh, ghép đúng đội đó sẽ thắng.
* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét tiết học và cho trẻ đi ra ngoài.

                                           HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ:          Xếp hình người từ lá cây
- TCVĐ: Lộn cầu vồng      - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.cá
1. Mục đích, yêu cầu:
-Trẻ được ra sân tắm nắng hít thở không khí trong lành
- Trau dồi óc tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Đ/c ngoài trời sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho trẻ.
- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn , giỏ rác,
3. Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
- Cô trò chuyện dặn dò trẻ trước khi ra sân? Khi ra sân các cháu phải như thế nào?
- Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và trò chuyện với trẻ về việc giữ gìn vệ sinh sân trường và tận dụng phế thải để làm đồ chơi và chơi.
Cho trẻ nhặt lá vàng trên sân sau đó về xếp hình người từ những chiếc lá đó.
- Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình về các hình người sau khi xếp.
-Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường , giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
* TCVĐ: “Lộn cầu vồng”. Cho nêu lại cách chơi. Cho trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn thêm cho trẻ
* Chơi theo ý thích: Cô giới thiệu đồ chơi, khu vực chơi.Trẻ chơi cô bao quát trẻ
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Nội dung:  - Hướng dẫn trò chơi mới: “Bé với cái bóng của mình”.
1. Yêu cầu: Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi, trẻ chơi hứng thú.
2. Chuẩn bị:
- Mỗi trẻ một thẻ tên làm bằng bìa, trên đó vẽ hoặc dán ký hiệu riêng của từng trẻ
3. Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Hướng dẫn trò chơi “Bé với cái bóng của mình”.
- Cô giới thiệu t/c và nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ.
- Cách chơi: Cô giáo cho 2 trẻ làm một đôi, có thể cho trẻ tự chọn đôi cho mình. Một trong 2 trẻ sẽ là cái bóng của trẻ kia. Trẻ làm bóng phải đi sau và lặp lại tất cả các động tác, hành động, câu nói… của trẻ đi trước. Cô gợi ý có thể là người có 2 bóng, 3 bóng.
- Cho trẻ chơi vài lần sau đó cô cho tất cả các trẻ đứng thành vòng tròn cô hát và làm động tác bài hát “Hãy làm giống tôi” để trả làm theo.
- Những lần chơi sau số bóng của trẻ có thể tăng lên. 
* Chơi tự do ở các góc.
- Cô cho trẻ về góc mình thích chơi. Quá trình chơi cô chú ý bao quát và giúp đỡ trẻ. Chơi xong hướng dẫn trẻ cất đồ chơi gọn gàng vào đúng nơi qui định.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 5382437954741045687

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item