PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUYỆN QUẢ BẦU TIÊN
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRUYỆN: QUẢ BẦU TIÊN I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức. - 4 tuổi: Trẻ biết tên truyện, tên tác giả, hiểu nộ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/phat-trien-ngon-ngu-truyen-qua-bau-tien.html
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN: QUẢ BẦU TIÊN
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức.
- 4 tuổi: Trẻ biết tên truyện,
tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện, biết kể chuyện theo cô.
- 5 tuổi: Trẻ
nhớ tên câu truyện, tên tác giả, hiểu nội dung truyện, trẻ kể theo cô câu truyện.
Trẻ cảm nhận được hai tính cách đối lập chú bé tốt bụng, hiền hậu. Tên địa chủ
độc ác tham lam.
2. Kỹ năng
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ
và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, kĩ năng kể chuyện mạch lạc cho trẻ..
- 5 tuổi: Hiểu và cảm nhận ngôn ngữ văn
học, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô, nhớ lời đàm thoại, hành động của các
nhân vật.
3. Giáo dục :
- Giáo
dục: Trẻ cảm nhận được ý nghĩa nhân hậu của câu truyện . Những người hiền lành
tốt bụng bao giờ cũng được hưởng hạnh phúc, người chịu ơn thì
không bao giờ quên ơn. Người tham lam độc ác bao giờ
cũng bị trừng phạt.
II. Chuẩn bị:
-
Cô : Tranh minh họa câu truyện.
-
Trẻ : Trang phục ngọn gàng, trẻ hứng thú học bài.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
1. Hoạt
động 1 : Gây hứng thú.
- Chào mừng các bạn tham gia chương trình
“Vườn cổ tích’’ ngày hôm nay.
- Đến tham gia chương trình “Vườn cổ tích’’ hôm nay
xin giới thiệu có các đội:
Đội
số 1 .
Đội
số 2
Đội
số 3 .
- Ngời đồng hành cùng các bạn trong chương trình hôm
nay là cô giáo
- Chương trình của “Vườn cổ tích’’ngày hôm nay chúng
mình phải trải qua 3 phần:
Phần 1:
Lắng nghe.
Phần 2:
Thảo luận.
Phần 2:
Trổ tài.
- Để chương trình thêm phần sôi nổi mời các đội cùng
hát vang bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
2. Hoạt
động 2: Lắng nghe.
- Chào mừng các bạn bước vào phần đầu tiên của
chương trình. Trong phần đầu này mời các đội cùng lắng nghe câu chuyện “Quả
bầu tiên” qua giọng kể của cô Kiều Diễm.
- Lần 1: Cô kể diễn cảm
Cô nói tên truyện.
- Lần 2: Cô kể kết hợp với tranh minh họa.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
- Chào
đón các đội vào phần 2 của chương trình, qua phần 2 này các đội sẽ thảo luận
qua việc trả lời các câu hỏi do chương trình đưa ra.
- Các
đội vừa nghe câu chuyện gì?
- Câu
chuyện nói về ai?
- Cậu
bé là người như thế nào?
- Vì
vậy nhà cậu bé có nhiều con gì đến?
- Khi
con én bị thương cậu đã làm gì?
- Nhờ
sự chăm sóc của cậu bé con én đã như thế nào?
- Khi
mùa thu đến cậu bé đã làm gì?
- Khi
mùa xuân ấm áp đến con én đã mang gì đến cho cậu bé?
- Khi
trồng hạt bầu thì cây bầu như thế nào?
- Đến
lúc thu hoạch cậu bổ quả bầu ra thì có gì ?
- Khi
nghe tin câu chuyện của cậu bé, tên địc chủ đã làm gì?
- Mùa
xuân đến con én có mang hạt bầu về cho tên địa chủ không?
- Khi
quả bầu già tên địc chủ bảo mọi người bổ quả bầu ra thì trong quả bầu có gì?
=>
Cô chốt lại và giáo dục trẻ phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người khi gặp
khó khăn và sẽ được trả ơn xúng đáng. Biết yêu quí những con chim không được
săn bắn chúng.
- Hỏi
lại tên câu chuyện.
4. Hoạt động 4. Trổ tài
- Phần
3 này chúng mình cùng nhau trổ tài qua việc kể chuyện cùng cô câu chuyện “Quả
bầu tiên’. Mời các bạn cùng tham gia trổ tài nào.
- Cả
lớp kể chuyện
- Từng
tổ kể
- Nhóm
kể
- Cá
nhân kể
Cô
lắng nghe, sửa sai và động viên trẻ.
- Hỏi
lại trẻ tên truyện.
5.Hoạt động 5. Kết thúc
- Trao
quà cho các đội.
- Cho
trẻ đọc bài thơ “ Hạt gạo làng ta” sau đó chuyển hoạt động.
|
- Lắng
nghe.
- Vỗ
tay.
- Trẻ
đứng lên chào.
- Vỗ
tay.
- Lắng
nghe.
- Trẻ
hát.
- Lắng
nghe.
- Lắng
nghe và quan sát.
- Trẻ
nói
- Nói
về cậu bé, con én, ông địa chủ ạ.
- Cậu
bé nhà nghèo nhưng tốt bụng
- Có
nhiều con chim đến làm tổ
- Chú
ôm ấp vỗ về con én và làm cho con én 1 cái tổ nhỏ (5t)
- Trẻ trả lời
- Đã thả con
én bay đi theo đàn tránh rét
- Tặng cậu bé hạt bầu
- Lớn nhanh như thổi
- Có toàn vàng bạc châu báu và thức ăn ngon
- Hắn bắt con én và bẻ gẫy cánh con én
- Có ạ.
- Toàn rắn, rết chui ra cắn chết tên địa chủ tham
lam độc ác
- Trẻ nghe cô nói .
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp kể theo cô 2 lần.
- Mỗi tổ kể theo cô 1 lần.
- Nhóm kể
- Từng trẻ kể chuyện
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận quà
- Trẻ thực hiện
|
Post a Comment