Giáo án tạo hình: Dán ngôi nhà của bé
Giáo án tạo hình Dán ngôi nhà của bé 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức : Trẻ biết dùng các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác đ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-tao-hinh-dan-ngoi-nha-cua-be.html?m=0
Giáo án tạo hình
Dán ngôi nhà của bé
Dán ngôi nhà của bé
1.
Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức: Trẻ biết dùng các hình vuông,
hình chữ nhật, hình tam giác để dán thành ngôi nhà và thể hiện được đặc điểm
của ngôi nhà. Củng cố cho trẻ tên gọi, đặc điểm của các hình hình học.
* Kỹ năng: - Rèn khả năng quan sát, ghi
nhớ, chú ý có chủ định.
- Trẻ biết cách phết hồ vào mặt
trái của hình, biết xây dựng bố cục bức tranh.
* Thái độ: Giáo dục trẻ biết tự hào và giữ
gìn sản phẩm của mình và của bạn, biết yêu thích cái đẹp, bảo vệ và giữ gìn vệ
sinh cho ngôi nhà của mình.
2.Chuẩn
bị : - Lớp học
rộng rãi, bàn ghế đủ cho trẻ. Tranh dán mẫu ngôi nhà của cô.
- Giấy A4, các hình cắt sẵn, hồ
dán, giá treo tranh, cặp tạo hình.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Em yêu
nhà em”, gợi hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài
thơ nói về cái gì?
+ Trong bài thơ bạn nhỏ đó như
thế nào với ngôi nhà của mình?
+ Các con có yêu ngôi nhà của
mình không?
* Hoạt động 2: Quan sát tranh mẫu
và đàm thoại.
- Cô cho xuất hiện tranh mẫu và
đàm thoại với trẻ:
+ Các con nhìn xem cô có bức
tranh gì đây?
+ Bức tranh này được làm từ
nguyên liệu gì?
+ Để có được ngôi nhà cô đã sử
dụng các hình gì?
+ Và các hình đó ghép lại thì cô
được cài gì đây?
- Cô chỉ vào từng bộ phận của
ngôi nhà (mái nhà, thân, cửa chính, cửa sổ) và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? Mái nhà, thân
nhà, cửa chính, cửa sổ được làm từ những hình gì?...
* Hoạt động 3: Làm mẫu.
- Cô giơ tấm bìa trắng lên hỏi
trẻ: Đây là cái gì?
- Cô làm mẫu vừa làm mẫu vừa giải
thích: Trước hết cô dán thân nhà hình gì? Cô phết hồ và miết đều lên mặt trái
của hình vuông và dán, hỏi trẻ:
+ Cô đã dán được cái gì đây?
(thân nhà).
- Cô sẽ dán mái nhà? Mái nhà hình
gì? (Cô phết hồ lên mặt trái của hình và dán lên phía trên thân nhà).
- Cô đã hoàn thiện được ngôi nhà
chưa? Còn thiếu gì?
- Cửa chính là hình gì? Cửa sổ
hình gì? Muốn dán được cô phải làm gì?...
- Sau khi dán mẫu xong cô gợi hỏi
trẻ:
+ Cô đã hoàn thành bức tranh
chưa? Có giống bức tranh mẫu không?
+ Các con có muốn dán ngôi nhà
tặng bố mẹ không?
* Hoạt động 4 : Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc nhở trẻ cách xây dựng
bố cục, cách phết hồ, tư thế ngồi sau đó cô phát giấy, hình cắt sẵn, hồ dán cho
trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ dán cô gợi
ý, hướng dẫn trẻ dán đúng và đẹp. Đồng thời giúp đỡ những trẻ còn lúng túng để
trẻ hoàn thành được sản phẩm.
* Hoạt động 5 : Nhận xét sản
phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. Cô
mời 2 - 3 trẻ lên nhận xét, gợi hỏi trẻ:
+ Con thích bức tranh nào? Tại
sao con thích?...
- Cô nhận xét chung, tuyên dương
trẻ…
* Kết thúc hoạt đông: Cô cho trẻ mang sản phẩm về góc
trưng bày.
* Hoạt động góc: Góc
học tập (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: -
Quan sát cây hoa Bông trang.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt
dê. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài
trời.
1. Yêu cầu:
- Củng cố, mở rộng vốn hiểu biết
của trẻ về tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cây Bông trang.
- Trả lời các câu hỏi của cô và
tham gia vào trò chơi một cách hứng thú và đúng luật.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ,đảm bảo an
toàn cho trẻ. Chỗ đứng hợp lý cho trẻ quan sát.
- Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích
đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát cây Bông trang:
- Cô cho trẻ xuống sân và nối
đuôi nhau ra đứng xung quanh cây Bông trang quan sát và hỏi trẻ: Đây là cây gì?
Cây có những bộ phận gì?
+ Thân (Cành, lá, hoa ) như thế
nào? Có màu gì?
+ Rễ cây giúp cây làm gì? Mọi
người trồng cây để làm gì?
+ Muốn cây tươi tốt thì phải làm
sao?....
- Qua đó, cô giáo dục trẻ biết
chăm sóc, bảo vệ cây cho cây nhanh lớn, không ngắt lá, bẻ cành.
* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.
- Cô nêu cách chơi và luật chơi
cho trẻ. Sau đó, tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Trong qúa trình trẻ chơi cô bao
quát trẻ chơi đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.
* Chơi tự do: Chơi với bóng, đ/c xếp hình. Cô
bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay
bằng xà phòng, dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG: -
Chơi theo ý thích ở các góc.
- Lau
chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu: Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp
học, tự tin thực hiện
công việc
được giao..
- Chơi ngoan, tích
cực. Biết nhận xét về bạn và mình.
2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau,
chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Chơi theo ý
thích ở các góc:
Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn
trẻ tự lấy đồ chơi để
chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao
quát trẻ chơi an
toàn. Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở
các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về công
việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…)
cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự
hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình,
về bạn.
-
Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ
chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn,
ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
……………………………………………………………….……………………………
Post a Comment