Giáo án Chuyện: “Con hãy đợi rồi sẽ biết”
Giáo án Chuyện: “Con hãy đợi rồi sẽ biết” 1. Mục đích. * Kiến thức: - Trẻ biết tên chuyện, hiểu và nắm được nội dung câu chuyện. - ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-chuyen-con-hay-doi-roi-se-biet.html?m=0
Giáo án Chuyện:
“Con hãy đợi rồi sẽ biết”
1.
Mục đích.
*
Kiến thức:
-
Trẻ biết tên chuyện, hiểu và nắm được nội dung câu chuyện.
-
Trẻ nhớ tên các loài cây trong chuyện và biêt kể câu chuyện cùng cô.
*
Kỹ năng:
-
Trẻ biết kể lại câu chuyện theo trình tự cùng cô, có thể kể nối tiếp hoặc kể từ
đầu đến cuối câu chuyện.
*
Thái độ:
-
Qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ yêu mùa thu, biết bảo vệ câu cối và giữ
môi trường xanh sạch.
II.
Chuẩn bị.
- Cây
bưởi mẹ, bưởi con, cây hồng xiêm, cây hoa hồng (Xung quanh lớp).
- Các
dạng lá bưởi, lá hồng xiêm, lá bưởi to nhỏ bằng bìa, thẻ tranh nhân vật.
III.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Chơi t/c và trò chuyện về t/c.
-
Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
-
Các con vừa chơi trò chơi gì?…
* Hoạt động 2: Cô giới thiệu câu chuyện và kể chuyện
cho trẻ nghe.
-
Cô giới thiệu nội dung câu chuyện và kể cho trẻ nghe lần 1.
-
Cô kể chuyện lần 2 kết hợp với mô hình.
*
Đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện.
-
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
-
Trong chuyện viết về mùa gì?
-
Câu chuyện nói về nhân vật nào? Có mấy nhân vật?
-
Bưởi con hỏi mẹ như thế nào?
-
Bưởi mẹ đã nói với bưởi con điều gì?
-
Mùa xuân đến cây bưởi như thế nào?
-
Bưởi con vui sướng nòi gì với mẹ?
-
Khi những cánh hoa rụng hết, bưởi con như thế nào?.
-
Một thời gian sau trên cây bưởi xuất hiện cái gì?
-
Khi ăn quả bưởi bé xíu cậu bé kêu như thế nào?
-
Thấy cậu bé vứt quả bưởi con đi bưởi con nói gì với mẹ?
-
Bưởi mẹ an ủi như thế nào? Mùa thu đến các bạn đã hái gì để bày cổ?
-
Bạn đã hái những quả bưởi như thế nào?
-
Theo các cháu bưởi con đã đem lại gì cho mọi người?
*
Giáo dục trẻ: Cây không những cho ta cảnh đẹp, bóng mát mà còn có ích gì cho
đời sống chúng ta nữa? Muốn có cây cối xanh tốt thì chúng ta phải làm gì?…
* Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện theo tranh cùng cô.
-
Cô mời trẻ kể chuyện theo tranh minh họa cùng cô, nếu trẻ không kể được hết cô
mời bạn trong tổ giúp bạn kể tiếp.
-
Cô động viên trẻ hứng thú kể chuyện.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ ra sân trường ngắn cảnh
mùa thu.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
-
TCDG: “Kéo co”. - Chơi tự do:
Chơi với đ/c ngoài trời.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ
về thiên nhiên.
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi
của cô, tham gia vào trò chơi một cách hứng thú và đúng luật.
2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ,đảm bảo an
toàn cho trẻ. Chỗ đứng quan sát hợp lý.
- Dây thừng. Đ/c ngoài trời: Đu
quay, cầu trượt, xích đu an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Cô thảo luận với trẻ ra sân
phải như thế nào? Trước khi ra sân phải tắt điện, tắt quạt.
* Quan sát bầu trời, thời tiết
trong ngày.
- Cô cho trẻ nối
đuôi nhau đi ra sân, cho trẻ đứng xung quanh cô dưới bóng mát quan sát và đàm
thoại: + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Bầu trời có màu gì?
+ Có gió không? Vì
sao cháu biết có gió?
+ Khi trời nắng
nóng (mưa rét) thì các cháu phải mặc quần áo như thế nào?
+ Khi ra đường phải
làm gì?...
* TCDG: “Kéo co”: Cô nêu cách chơi và luật chơi và
tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, cầu trượt,
xích đu. Cô bao quát trẻ chơi ngoan, an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay
sạch sẽ bằng xà phòng.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi mới: TCGD
“Rồng rắn lên mây”.
- Chơi tự
do các góc.
1. Mục đích, yêu cầu.
-
Trẻ thuộc lời ca. Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi, chơi
hứng thú.
-
Trẻ nắm được kỹ năng chơi góc.
2.
Chuẩn bị: Đồ
chơi ở các góc: nôi trợ, xây dựng, nghệ thuật.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Hướng dẫn trò chơi mới: TCGD “Rồng rắn lên mây”.
-
Cô mời trẻ đọc lại lời bài rồng rắn 2 lần.
-
Luật chơi: Một trẻ làm thầy thuốc, những trẻ còn lại sắp thành hàng, người đứng
sau nắm vạt áo người đứng trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như
con rắn, vừa đi vừa hát: rồng rắn…nhà không? Thầy thuốc trả lời (đi chơi, đi
chợ...). Đoàn người lại đi và hỏi tiếp cho đến khi thầy thuốc nói: có. Và 2 bên
bắt đầu đối thoại: Thầy thuốc: Rồng rắn đi đâu, rồng rắn trả lời: Đi lấy thuốc
chữa bệnh cho con. Con lên mấy: lên 1, không ngon… đến con lên mười: Thuốc hay
vậy. Khi thầy thuốc đòi hỏi: khúc đầu - lắm xương lắm xóc, khúc giữa - lắm mợ
lắm màng, khúc đuôi - tha hồ thầy đuổi. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao
bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
-
Cô chia trẻ làm 3 nhóm, cô mời lần lượt từng nhóm lên chơi cùng cô. Cô bao
quát, nhắc nhở và động viên trẻ chơi hứng thú, chơi đúng cách, đúng luật.
* Chơi tự do các góc: Cô cho trẻ về nhóm mình thích
chơi và tự lấy đồ chơi xuống chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
-
Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn
gàng.
*
Đánh giá cách hoạt động trong ngày (Ăn - ngủ - HĐCCĐ - HĐNT).
………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment