GDÂN: Dạy vận động múa bài “Cô và mẹ”

GDÂN: Dạy vận động múa bài “Cô và mẹ” Nghe hát:  “Cô giáo em”. TCÂN:  “Đoán tên bạn hát” 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức : ...

GDÂN: Dạy vận động múa bài “Cô và mẹ”
Nghe hát:  “Cô giáo em”.
TCÂN:  “Đoán tên bạn hát”
1. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhịp và hiểu được nội dung bài hát.
+ Biết được tình cảm gia đình qua nội dung bài hát và bài nghe hát.
- Kỹ năng:
+ Trẻ biết vận động múa các động tác nhịp nhàng theo lời bài hát.
+ Chú ý lắng nghe cô hát, biết hưởng ứng cảm xúc bài hát cùng với cô.
+ Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
-  Thái độ: + Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
+ Qua nội dung bài hát giúp trẻ cảm nhận được tình cảm của cháu dành cho bà.
2.Chuẩn bị :
- Lớp học rộng rãi, chiếu đủ cho trẻ.
- Nơ tay đủ cho trẻ, đàn Yamaha. Mũ chóp kín.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Mẹ và cô” và đàm thoại:
+ Các con vừa đọc bài thơi gì? Bài thơ nói về ai?
+ Tình cảm của em bé trong bài thơ dành cho mẹ và cô như thế  nào?
+ Yêu mẹ và cô các cháu phải làm gì?...
*Hoạt động 2: Dạy hát và vận động bài: “Cô và mẹ”.
- Cô mở giai điệu bài hát “Cô và mẹ” cho trẻ nghe và hỏi trẻ vừa nghe giai điệu bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Cô mời cả lớp vừa hát và vỗ tay theo nhạc 2 lần.
- Cô đứng dậy vừa hát và biểu diễn múa cho trẻ xem 2 lần.
+ Động tác 1: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo”: Hai tay vẩy trước, sau theo nhịp bài hát.
+ Động tác 2: “Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”: Hai tay cuộn hai bên theo nhịp.
+ Động tác 3: “Cô và mẹ là hai cô giáo”: Vòng hai tay trước ngực.
+ Động tác 4: “Mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”: Hai tay giơ lên cao đồng thời xoay người.
- Cô cùng tập với cả lớp 2 - 3 lần.
- Cô cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân thi đua hát, múa (cô chú ý sữa sai cho trẻ).
* Hoạt động 3 : Nghe hát “Cô giáo em”.
- Cô giới thiệu qua nội dung bài hát và tác giả sáng tác.
- Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát lần 1.
- Lần 2 cô hát kết hợp làm điệu bộ minh hoạ và gợi hỏi trẻ:
+ Cô vừa hát bài hát gì? do ai sáng tác?
+ Nội dung bài hát nói về ai?....
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, tự hào về cô giáo và mẹ của mình. Và phải chăm chỉ học tập, ăn uống và vâng lời bố mẹ, cô giáo.
*Hoạt động 4: TCÂN “Đoán tên bạn hát”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi và nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Trong quá trình trẻ chơi cô động viên, khuyến khích trẻ.
* Kết thúc:
- Cô mời cả lớp đứng dậy hát và vận động bài hát “Cô và mẹ” một lần nữa.
                          * Hoạt động góc: Góc phân Sách (góc chính).

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: - Quan sát cây hoa bông trang
- TCVĐ: “Về đúng nhà”.     - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi và các bộ phận của cây
- Trẻ biêt giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp
2. Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng cho trẻ,
- Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, xích đu, đu quay sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát cây hoa bông trang
- kiểm tra sức khỏe của trẻ, dặn dò trẻ khi đi xuống nhà bếp không được làm ồn, không chạy nhảy lung tung.
- Cho trẻ nối đuôi nhau đi ra sân phía trước đến chỗ có cây hoa bông trang
- Cô cho trẻ đứng xung quanh cây hoa và cho trẻ quan sát  
- Cô hỏi trẻ : + Các con đang đứng ở đâu đây?
+ Đây là cây hoa gì? Nó có hoa màu gì? Đây là bộ phận gì của cây?
+ Cây muốn sống được thì phải nhờ có gì?
* TCVĐ: “Về đúng nhà”. Cô nêu lại cách chơi cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, xích đu, đu quay. Cô bao quát trẻ chơi.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Ôn một số bài thơ, bài hát.
Đóng chủ đề “Gia đình và ngày vui 20/11”. Mở chủ đề “nghề nghiệp”.
                                     - Nêu gương cuối tuần.
1. Mục đích:
- Trẻ tích cực tham gia lao động, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng…
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi đọc thơ cùng cô, cùng bạn…
2. Chuẩn bị: Đàn, phiếu bé ngoan.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 
* Ôn một số bài thơ, bài hát đã học. Đóng chủ đề “Gia đình và ngày vui 20/11”.
- Cô mời trẻ kể tên những bài thơ, bài hát trẻ đã được học.
- Lần lượt cô mời trẻ đọc thơ, hát dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân thi đua.
- Cô mở lần lượt từng giai điệu nhạc 1 số bài hát trong chủ đề cho trẻ nghe và hỏi trẻ:
+ Vừa nghe giai điệu bài hát gì? Bài hát đó do ai sáng tác?
- Cô mời trẻ cùng cô, cùng bạn hoặc cá nhân trẻ thể hiện bài hát đó.
* Mở chủ đề nhánh “Nghề nghiệp”.
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Cô chú công nhân”, gợi hỏi: Cô vừa hát bài hát nói về ai? Thế ngoài nghề công nhân ra thì cháu còn biết được những nghề gì nữa? Bố mẹ của cháu làm nghề gì? (3 - 4 trẻ).
- Cô dặn trẻ về nhà có bức tranh nào về nghành nghề xin mẹ mang đến để cô cho cả lớp xem và trò chuyện.
* Nêu gương cuối tuần: - Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ -HĐCCĐ -HĐNT -Vui chơi).

…………………………………………………………………………………………….

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 6581568350883418912

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item