LQVH: Chuyện “Chú Dê đen”
LQVH: Chuyện “Chú Dê đen” 1. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/lqvh-chuyen-chu-de-den.html
LQVH: Chuyện “Chú Dê đen”
1.
Mục đích yêu cầu:
*
Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật
trong chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe
và hiểu ngôn ngữ cho trẻ. Luyện kỹ năng ghi nhớ để kể lại một số chi tiết trong
chuyện.
* Thái độ: Giáo dục trẻ ch
ú ý, ngoan
ngoãn trong học tập, trả lời to, rõ ràng.
+ Biết yêu quý, bảo vệ các con vật, biết
tránh xa những con vật hung dữ.
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện.
-
Thước chỉ, đĩa câu chuyện “Chú Dê đen”, đầu, ti vi.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện
về chủ đề.
- Cô cho trẻ hát
bài “Đoán tên con vật”. Hỏi trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài
hát nói về con vật nào?
+ Con Khỉ, Hươu sao, Voi và Bác Gấu sống
ở đâu?
* Hoạt động 2: Giới thiệu câu
chuyện và kể cho trẻ nghe.
- Cô kể 1 đoạn chuyện “Ta có đôi sừng
bằng kim cương, ta sẽ hức vào bụng kẻ nào hay đi gây sự”.
-
Cô đố lớp mình đó là ai? Dê đen đó trong câu chuyện gì?
-
Cô kể lần 1: Cô kể từ đầu đến cuối: Cô kể chậm rãi, diễn cảm.
-
Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh hoạ.
*
Hoạt động 3: Đàm thoại - trích dẫn.
-
Cô đặt câu hỏi: + Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
+
Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào?
+
Dê trắng đi chơi gặp ai?
+
Cáo đã nói gì với Dê trắng?
+
Và Dê trắng đã trả lời như thế nào?
+
Sau đó, Dê trắng đã bị Cáo làm gì?
+
Rồi Cáo tiếp tục gặp ai?
+
Cáo hỏi Dê đen gì? Và Dê đen trả lời ra sao?
+
Rồi Dê đen nói với Cáo thế nào?
+
Cuối cùng Cáo sợ quá và Cáo làm gì?
+
Các con thấy qua câu chuyện thì chú Dê trắng như thế nào?
+
Và chú Dê đen như thế nào?
+
Thế các con nên học tập chú dê nào?
*
GDT: Biết yêu quý, bảo vệ các con vật, biết tránh xa những con vật hung dữ. Phải
mạnh mẽ, không được nhút nhát.
-
Cho trẻ nghe câu chuyện qua băng đĩa.
-
Cô cho trẻ kể lại câu chuyện cùng cô, khuyến khích trẻ nói lời thoại của các
nhân vật.
* Hoạt động 4:
Kết thúc:
Cho trẻ bắt chước tiếng kêu của các con vật.
* Hoạt động góc: Góc phân
vai (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát con Ngựa trong sân trường.
- TCVĐ: Bịt mắt
bắt dê - Chơi tự do: Chơi với đ/c
ngoài trời.
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển
sức khoẻ.
- Trẻ chỳ ý quan sát và nêu được một số
đặc điểm nổi bật của con Ngựa trong sân trường.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ những con vật
quý hiếm...
2.
Chuẩn bị: -
Con Ngựa trong sân trường.
- Đ/c ngoài trời: Ngựa, xích đu, cầu
trượt, đu quay… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát con Ngựa trong sân
trường.
- Cô dẫn trẻ xuống sân, cho trẻ đứng
quanh con Ngựa và hát bài “Chú voi con”, hỏi trẻ voi sống ở đâu? Hãy kể tên
những con vật sống trong rừng mà cháu biết?
- Cho trẻ quan sát, gọi tên con Ngựa và
đàm thoại:
+ Đây là con gì? Con Ngựa có những bộ
phận gì?
+ Chân con Ngựa như thế nào? Con Ngựa có
ích gì?
+ Thức ăn của Ngựa là gì? Nó là con vật
như thế nào? Vì sao nó là con vật hiền lành?
+ Vậy muốn bảo vệ loài Ngựa và những con
vật quý hiếm này thì con người phải làm gì?...
* TCVĐ: “Kéo co”: Cô cho trẻ nhắc
lại và tổ chức cho trẻ chơi theo 2 nhóm nhỏ, mỗi cô phụ trách một nhóm, hướng
dẫn trẻ chơi và nhắc nhở trẻ trong quá trình chơi.
* Chơi tự do: Chơi với Ngựa, xích
đu, cầu trượt, đu quay… Cô bao quát, nhắc nhở trẻ trong quá trình chơi an toàn,
không chen lấn, chạy, xô đẩy nhau.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết
kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động: -
Tập cho trẻ đóng kịch “Chú dê đen”.
- Nêu gương cuối
tuần.
1. Mục đích, yêu
cầu.
- Trẻ biết nhập
vai và thể hiện lời thoại, điệu bộ, cử chỉ của nhân vật mình đóng.
- Trẻ đóng kịch
hứng thú, hấp dẫn… Chơi tích cực, ngoan ngoãn.
2. Chuẩn bị: - Mũ dê đen, dê
trăng, mũ chó sói. Đồ chơi ở các góc.
- Đầu đĩa, ti
vi, băng đĩa có câu chuyện “Chú dê đen” có lời và không lời.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động.
* Tập đóng kịch
câu chuyện “Chú dê đen”.
- Cô mở chuyện
“Chú dê đen” có lời cho trẻ nghe 1 lần, gợi hỏi trẻ về nội dung.
- Cô mở chuyện
“Chú dê đen” không lời và mời trẻ kể (2 - 3 trẻ).
- Khi trẻ kể cô
chú ý cho trẻ ở dưới nói lại lời thoại của các nhân vật với giọng điệu phù hợp:
Chó Sói, Dê trắng, Dê Đen.
- Sau khi trẻ kể
cô mời trẻ lên nhận vai, đội mũ để đóng kịch, lúc đầu cô là người dẫn chuyện
cho trẻ nhập vai các nhân vật nói đối thoại với nhau, nhưng đến những nhóm tiếp
theo cô là người quan sát và mời 1 trẻ giỏi lên dẫn chuyện.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự
nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương
những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt
động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment