Giáo án thể dục: Đi theo đường dích dắc
Giáo án thể dục Đi theo đường dích dắc TCVĐ Kéo co 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nắm được kĩ thuật đi theo đường dích dắc. - ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-the-duc-di-theo-duong-dich-dac.html
Giáo án thể dục
Đi theo đường dích dắc
Đi theo đường dích dắc
TCVĐ Kéo co
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nắm được
kĩ thuật đi theo đường dích dắc.
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi chân, phát triển cơ
chân. Đi không chạm vào chướng ngại vật( vạch đường dích dắc)
- Giáo dục trẻ trẻ tính kỷ luật, rèn luyện cơ thể, tích
cực tham gia vào tiết học
2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn. Hộp sữa
bột. Dây kéo co
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức: Cô trò chuyện với trẻ về ánh nắng
mặt trời buổi sáng rất có lợi cho sức khoẻ của trẻ vì có vitamin D giúp phát
triển xương, ngoài ra chúng ta cũng phải tập thể dục để có sức khoẻ tốt.
* Hoạt động 1: Khởi động
Cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Một đoàn tàu” và kết
hợp các kiểu đi: kiểng chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó chuyển đội
hình thành 4 hàng ngang.
* Hoạt động 2: Trọng động
* BTPTC:
Mỗi động tác thực hiện 3l x 4n. Riêng động tác chân 4l x 4n.
- Tay :
2 chân đứng rộng bằng vai, giơ 2 tay lên cao, đưa ra phía trước,giang ngang.
-
Chân: 2 tay đưa lên cao, đưa ra phía trước và khụyu gối, đưa lên cao
-
Bụng: 2 chân đứng rộng bằng vai, 2 tay chống hông, quay người sang 2 bên.
- Bật, nhảy: Bật luân phiên chân
trước chân sau.
* VĐCB: Đi theo đường dích dắc.
- Cô giới
thiệu vận động. giới thiệu các chướng ngại vật cô đặt trên sân
- Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
- Lần 2 kết hợp giải thích:Đứng trước
vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh của cô khéo léo đi dích dắc qua các chướng
ngại vật cô đã đặt sẵn, sao cho không chạm vào chướng ngại vật, không bỏ qua
các chướng ngại vật.
- Cho 2 trẻ lên làm mẫu . cô và các
bạn quan sát và nhận xét
- Trẻ thực hiện: lần lượt cho 2 trẻ
lên thực hiện.
- Quá trình trẻ thực hiện cô động
viên, sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua nhau xem đội nào đi được nhanh hơn vào lần cuối
* TCVĐ: "Kéo co".
Cô nêu lại cách chơi, luật chơi, chia trẻ
thành 4 tổ , trẻ chơi cô làm trọng tài
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh
- Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng trên
sân 2 vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-
HĐCCĐ: Dạo chơi quan sát thời tiết trong ngày
- TCVĐ: Bịt mắt bắt
dê
- Chơi tự do:Đồ chơi
ngoài trời, cần câu cá
1. Mục đích:
-
Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.
-
Trẻ được ra sân tắm nắng hít thở không khí trong lành
2.
Chuẩn bị: - Chỗ quan sát sạch sẽ, an
toàn.Đ/c ngoài trời
-
Cần câu cá, quần áo gọn gàng cho trẻ
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
-
Cô trò chuyện , dặn dò trẻ trước khi ra sân
-
Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và tìm nơi an toàn, sạch sẽ và
cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
-
Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình sau khi quan sát bằng các câu hỏi gợi ý của
cô:
+
Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì nào? Thế thời tiết hôm nay như thế nào ?
+
Nhìn các đám mây con thấy như thế nào? Có màu gì? Hôm nay các con thấy nhiệt độ
ngoài trời như thế nào?
+
Trời nắng lạnh con phải mặc quần áo như thế nào? Ra đường phải làm gì?GD trẻ
biết bảo vệ cơ thể mình
* TCDG: “Bịt mắt bắt dê”.
- Cho
nêu lại cách chơi và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ trong qua trình trẻ chơi
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, cá, xích đu. Cô chú ý bao quát trẻ
chơi an toàn.
- Chơi xong cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng, dặn dò trẻ
tiết kiệm nước.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung: - Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng
1.
Mục
đích, yêu cầu:
-
Hình thành ở trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh, rữa mặt sạch sẽ. Trẻ biết tiết kiệm nước và hứng thú tham gia trang trí
lớp để đón tết trung thu.
2.
Chuẩn bị:
-
Xà phòng, khăn lau, xô có vòi nước sạch..
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
Cô trò chuyện với trẻ về việc giữ gìn vệ sinh
cơ thể. Cô hướng dẫn trẻ cách rửa tay
- Làm ướt tay, lấy phòng xoa vào lòng bàn tay, chà xát
2 lòng bàn tay vào nhau.
- Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần
lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Dùng lòng bàn tay này chà xát
chéo lên cổ tay, mu của bàn tay kia và ngược lại. Dùng đầu ngón tay của bàn tay
này miết vào kẽ giữa các ngón tay kia và ngược lại.
- Cho trẻ thực hành , cô bao quát. Mời 2 trẻ lên làm
thử , cả lớp quan sát nhận xét
- Chụm 5 đầu ngón tay của bàn
tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Xả cho tay sạch
hết xà phòng dưới vòi nước sạch, lau khô tay = khăn sạch
* Chơi ở các góc: Cô cho trẻ chơi ở các góc, cô bao quát nhác nhở , giup đỡ trẻ
* Đánh giá cuối ngày:………………………………………...................................
Post a Comment