Giáo án LQVH: Thơ "Cô và mẹ"
Giáo án LQVH Thơ "Cô và mẹ" 1. Mục đích, yêu cầu - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội dung của bài thơ. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-lqvh-tho-co-va-me.html
Giáo án LQVH
Thơ "Cô và mẹ"
Thơ "Cô và mẹ"
1.Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu được nội
dung của bài thơ.
-
Trẻ thuộc bài thơ, bước đầu biết đọc diễn cảm và trả lời được những câu hỏi của
cô rõ ràng mạch lạc
-
Trẻ tham gia vào tiết học, chú ý nghe cô đọc thơ. Trẻ biết yêu quí kính trọng
cô giáo của mình
2. Chuẩn bị.
-
Đầu, đĩa có bài hát “Ngày đầu tiên đi học”.
-
Tranh thơ minh họa bài thơ
3. Tiến trình tổ chức hoạt động.
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-
Cô mở đĩa cho trẻ nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học”, hỏi trẻ:
+
Các cháu vừa nghe bài hát gì?
+
Thế ngày đầu tiên ai đưa cháu đến trường? Cô giáo là người như thế nào?Bài hát
nói cô giáo giống như ai?Không chỉ có bài hát nói về cô giáo và mẹ mà còn có
một bài thơ rất hay nói về mẹ và cô giáo đấy. ai biết đó là bài thơ gì nào?
-
Cô giới thiệu bài thơ “ Cô và mẹ”sáng tác của chú
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe, trích dẫn, đàm thoại
-
Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm, đọc rõ lời.
-
Cô gợi hỏi trẻ tên bài thơ? Bài thơ do ai sáng tác?
-
Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa và trích dẫn làm rõ ý bài thơ, giải
thích từ khó.
*
Đàm thoại nội dung thơ:
-
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
-
Bài thơ nói về ai? Vào mỗi buổi sáng
bé đến lớp như thế nào?
-
Buổi chiều khi về với mẹ thì bé làm gì?
-
Hai chân trời của bé là ai với ai?
-
Bé với mẹ và cô như thế nào?
-
Hàng ngày cô và mẹ chăm sóc lo lắng, yêu thương bé như vậy bé phải như thế nào?
Cô giáo dục trẻ lòng biết ơn ,yêu thương kính trọng cô.và cách thể hiện lòng
biết ơn đó
*
Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.
-
Mời cả lớp đọc theo cô 2 lần.
-
Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
-
Cô cho trẻ đọc thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân.
-
Cô tuyên dương những trẻ đọc diễn cảm, giúp đỡ những trẻ còn đọc sai, chưa
thuộc…
* Kết thúc:
-
Cô cùng trẻ hát bài “ Mẹ của em ở trường” và chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
- HĐCCĐ: Múa hát tập
thể trên sân trường
- TCVĐ: Nhảy cao bắt
bướm
- Chơi tự do:
Chơi với bóng, phấn, đồ chơi ngoài trời
1. Mục đích:
- Trẻ hứng thú
với hoạt động múa hát tập thể trên sân trường
- Ra sân thỏa mãn nhu cầu vận
động hít thở không khí trong lành
2. Chuẩn bị
- Sân bãi
sạch sẽ an toàn , đài cát sét ,usb,
- Cần bắt bướm, bóng,phấn, đồ
chơi ngoài trời
3.Tiến hành:
* Múa hát tập thể trên sân:
Cô kiểm tra trang phục sức
khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân .cô trò chuyện với trẻ xem có muốn tham gia hoạt
động văn nghệ với cô không?
- Cô mở đài cho trẻ tập theo
cô một số bài hát trong chủ đề như: “ Vui đến trường, Ngày vui của bé, Bé đi
mẫu giáo”.
- Cô khuyến khich trẻ tập
theo cô .
- Cuối giờ cô nhận xét buổi
hoạt động của trẻ.
*TCVĐ: Nhảy cao bắt bướm
- Cô nêu cách chơi luật chơi,
yêu cầu trẻ nhắc lại
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần ,
nhắc trẻ không chen lấn xô dẩy
* Chơi theo ý thích:
- Cô yêu cầu trẻ nhắc lại nội
quy khi chơi ngoài trời
- Trẻ chơi cô bao quát nhắc
nhở trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Nội dung: - Chơi ở các góc. Lao động lau
chùi sắp xếp đồ chơi ở các góc
2. Tiến hành tổ chức
hoạt động:
* Chơi theo ý thích
ở các góc.
- Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà
mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động
viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp
lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về
công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc
dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về
bạn.
* Những nội dung cần lưu ý trong ngày:
Post a Comment