Khám phá khoa học: Tìm hiểu về sự kì diệu của nước

Khám phá khoa học: Tìm hiểu về sự kì diệu của nước I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng của các tính c...

Khám phá khoa học: Tìm hiểu về sự kì diệu của nước
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng của các tính chất đó vào trong cuộc sống.
- Quan sát và làm thí nghiệm để tìm ra, phân biệt  một số tính chất của nước.
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
-Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch và phải biết bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ
- Bình nước, khay đựng nước.
- Muối, đường, cát,...
- Ly nhựa, thìa nhựa, bọc nilon, bông y tế.
- Tranh ảnh phục vụ cho bài học.
III. CÁCH TIẾN HÀNH       
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ chơi tập tầm vông
- Đưa bức tranh trong tay cô (mưa) cho trẻ quan sát.
- Trò chuyện về nội dung bức tranh, về chủ đề.
* Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về nước và một số tính chất của nước
+ Nhận biết màu, mùi, vị của nước:
- Cô cho trẻ quan sát bình nước.
- Nước là chất lỏng hay chất rắn?
- Khi quan sát nước em thấy nước như thế nào?
- Nước có mùi gì?
- Cô cho trẻ ngửi thử.
- Hỏi: nước có vị gì?
- Cô cho trẻ uống nước
- Hỏi trẻ: Vậy tính chất đầu tiên của nước là gì? (nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị)
+ Nhận biết hình dạng của nước.
- Cô rót nước vào chai - Nước có hình gì?
- Cô đổ nước ra ly - Nước có hình gì?
- Cô đổ nước ra bọc nilon - Nước có hình gì?
- Cô đổ một ít nước ra khay - Nước có hình gì?
=> Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định, nước có hình dạng của vật chứa nó, Khi ở trong chai, nước có hình chai, trong ly có hình ly, trong bọc có hình bọc…
+ Tìm hiểu tính thấm hoặc không thấm qua một số vật.
- Cô đưa 1 ít bông y tế ra
- Đổ một ít nước vào bông cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ:
- Nước có thấm vào bông không?
- Ngoài bông ra còn có cái gì thấm nước nữa không? (vải, chiếu, giấy báo..)
- Nước không thấm qua vật nào? (- Nilon, nhựa, thủy tinh, sắt…)
- Vậy nước có thêm tính chất gì nữa?
=> Nước thấm qua một số chất, và một số chất thì không thấm nước.
+ Tìm hiểu sự hòa tan hoặc không hòa tan một số chất.
- Cô rót nước ra ly, đổ các chất (Đường, muối, cát, sỏi....) vào nước, dùng thìa khuấy đều, hỏi trẻ:
- Nước có hòa tan chất cô vừa cho vào không?
- Vậy, chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước?
- Cho trẻ rút ra tính chất của nước?
- Cho trẻ phát biểu lại khái niệm và tính chất của nước
* Hoạt động 3: Vẽ “mưa”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 và bút chì.
- Hướng dẫn trẻ vẽ mưa rơi.
- Cô bao quát, gợi ý cho trẻ vẽ mưa
*  Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ vui hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và ra sân chơi.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1, Làm thí nghiệm vật chìm vật nổi.
- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành vận động thoải mái.
- Cô chuẩn bị 2 chậu nước, sỏi, be thủy tinh, be nhựa, miếng xốp
- Cho trẻ ra sân đứng quanh 2 chậu nước
- Trò chuyện về nguồn nước                   
+ Bạn nào có nhận xét gì về 2 chậu nước?
+ Hôm nay lớp mình cùng làm thí nghiệm vật chim vật nổi. Vậy cần nước như thế nào? Vì sao?
- Cô làm cho trẻ quan sát về 1 be thủy tinh và 1 be nhựa
+  Bạn nào có nhận xét gì?
+ Vì sao be thủy tinh chìm, be nhựa lại nổi?
- Tương tự cho trẻ làm thí nghiệm sỏi và xốp.
* Giáo dục trẻ:
2, Trò chơi: “Mua to mua nh?”
- Cô nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Chơi 2-3 lần
3, Chơi tự do
- Chơi với đồ chơi ngoài trời, bóng, chong chóng, xếp hình....
- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Lựa chọn trang phục phù hợp thời tiết
- Trẻ biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết
- Có thói quen giữ gìn sạch sẽ quần áo
- Trò chuyện về thời tiết mùa hè
+ Mùa hè thời tiết như thế nào?
+ Phải mặc quần áo ra sao?
+ Khi ra ngoài trời phải làm gì?
+ Giữ gìn như thế nào?....
Giáo dục trẻ
2. Chơi tự chọn
- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.
Đánh giá cuối ngày
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-lon 3880548286499341844

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item