Giáo án tạo hình: Dán ngôi nhà của bé
Giáo án tạo hình Dán ngôi nhà của bé 1 . Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dùng các hình học để dán thành ngôi nhà và thể hiện được đặc đi...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-tao-hinh-dan-ngoi-nha-cua-be.html
Giáo án tạo hình
Dán ngôi nhà của bé
Dán ngôi nhà của bé
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết dùng các hình học để dán thành ngôi nhà và
thể hiện được đặc điểm của ngôi nhà. Củng cố cho trẻ tên gọi, đặc điểm của các
hình hình học.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
Trẻ biết cách phết hồ vào mặt trái của hình, biết xây dựng bố cục bức tranh.
- Giáo dục trẻ biết tự hào và giữ gìn sản phẩm của mình
và của bạn, biết yêu thích cái đẹp, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà của
mình.
2.Chuẩn
bị :
-
Lớp học rộng rãi, bàn ghế đủ cho trẻ. Tranh dán mẫu ngôi nhà của cô.
- Giấy A4, các hình cắt sẵn, hồ dán, giá treo tranh,
cặp tạo hình.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Ổn định- Gây
hứng thú:
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Em yêu nhà em”, gợi hỏi
trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ
nói về cái gì? Trong bài thơ bạn nhỏ đó
như thế nào với ngôi nhà của mình? Các
con có yêu ngôi nhà của mình không?
* Hoạt động 1: Quan sát tranh mẫu và đàm thoại.
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu và đàm thoại với trẻ:
+ Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây? Bức tranh
này được làm từ nguyên liệu gì, sử dụng kĩ năng gì? Để có được ngôi nhà cô đã sử dụng các hình
gì? Và các hình đó ghép lại thì cô được cái gì đây?
- Cô chỉ vào từng bộ phận của ngôi nhà (mái nhà, thân,
cửa chính, cửa sổ) và hỏi trẻ: + Đây là cái gì? Mái nhà, thân nhà, cửa chính,
cửa sổ được ghép từ những hình gì?...Các con có muốn có ngôi nhà giống cô
không?
* Hoạt động 2: Làm
mẫu.
- Cô làm mẫu vừa làm mẫu vừa giải thích: Cô đặt tờ giấy nằm ngang. Trước hết cô dán
thân nhà hình gì? Cô phết hồ và miết đều lên mặt trái của hình vuông và dán,
hỏi trẻ: + Cô đã dán được cái gì đây? (thân nhà).
- Cô sẽ dán mái nhà? Mái nhà hình gì? (Cô phết hồ lên
mặt trái của hình và dán lên phía trên thân nhà).
- Cô đã hoàn thiện được ngôi nhà chưa? Còn thiếu gì?
- Cửa chính là hình gì? Cửa sổ hình gì? Muốn dán được
cô phải làm gì?...
- Sau khi dán mẫu xong cô gợi hỏi trẻ:
+ Cô đã hoàn thành bức tranh chưa? Có giống bức tranh
mẫu không?
+ Các con có muốn dán ngôi nhà tặng bố mẹ không?
* Hoạt động 3 : Trẻ thực hiện.
- Cô nhắc nhở trẻ cách xây dựng bố cục, cách phết hồ,
tư thế ngồi sau đó cô phát giấy, hình cắt sẵn, hồ dán cho trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ dán cô gợi ý, hướng dẫn trẻ dán
đúng và đẹp. Đồng thời giúp đỡ những trẻ còn lúng túng để trẻ hoàn thành được
sản phẩm.
* Hoạt động 4 : Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm. Cô mời 2 - 3 trẻ lên
nhận xét, gợi hỏi trẻ:
+ Con thích bức tranh nào? Tại sao con thích?...
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ…
* Kết thúc hoạt đông: Cô cho trẻ mang sản phẩm đẹp về góc trưng bày
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: Múa hát trên sân trường
- TCVĐ: Chi chi chành chành
- Chơi tự do với đồ chơi
ngoài trời và booling, hột hạt, lá cây…
1. Mục đích:
- Trẻ hứng thú
với hoạt động múa hát tập thể trên sân trường
- Ra sân thỏa mãn nhu cầu vận
động hít thở không khí trong lành
2. Chuẩn bị
- Sân bãi
sạch sẽ an toàn , đài cát sét ,usb,
- Đồ chơi ngoài trời và
booling, hột hạt, lá cây…
3.Tiến hành:
* Múa hát tập thể trên sân:
Cô kiểm tra trang phục sức
khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân .cô trò chuyện với trẻ xem có muốn tham gia hoạt động
văn nghệ với cô không?
- Cô mở đài cho trẻ tập theo
cô một số bài hát trong chủ đề như: “ Cháu
yêu bà, Cho con, Cả nhà thương nhau…..”.
- Cô khuyến khich trẻ tập
theo cô .
- Cuối giờ cô nhận xét buổi
hoạt động của trẻ.
*TCVĐ: Chi chi
chành chành
- Cô nêu cách chơi luật chơi,
yêu cầu trẻ nhắc lại
- Cô cho trẻ về từng nhóm
chơi, cô bao quát giúp đỡ trẻ.
* Chơi theo ý thích:
- Cô yêu cầu trẻ nhắc lại nội
quy khi chơi ngoài trời
- Trẻ chơi cô bao quát nhắc
nhở trẻ
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1.Nội dung: - Chơi ở các góc. Lao động lau
chùi sắp xếp đồ chơi, giá ở các góc
2. Tiến hành tổ chức
hoạt động:
* Chơi theo ý thích
ở các góc.
- Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà
mình thích, cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động
viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn.
-
Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.
-
Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.
* Lau chùi sắp xếp
lại đồ chơi ở các góc.
- Cô và trẻ thảo luận về
công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện…) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc
dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về
bạn.
* Những nội dung cần lưu ý trong ngày:
Post a Comment