Hoạt động văn học KỂ CHUYỆN: BÉ HÀNH ĐI KHÁM BỆNH
TÊN HOẠT ĐỘNG: Văn học KỂ CHUYỆN: BÉ HÀNH ĐI KHÁM BỆNH Hoạt động bổ trợ : + Trò chơi. ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-van-hoc-ke-chuyen-be-hanh-di-kham-benh.html
TÊN HOẠT ĐỘNG: Văn học
KỂ CHUYỆN: BÉ HÀNH ĐI KHÁM
BỆNH
Hoạt động bổ trợ
:
+ Trò chơi.
+ Bài hát.
I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU.
1. Kiến thức :
-
Trẻ biết tên câu chuyện.
-
Trẻ hiểu nội dung truyện bé hành bị ho đi khám bệnh, bác sĩ Bí Xanh bảo bé
hành cởi áo để bác sĩ khám bệnh bé hành nghe lời bác sĩ bé hành
cởi từng lớp áo, bé hành càng lại ngần mắt bác sĩ càng giàn giụa
nhiều nước, vì hành cay nên bác sĩ bí xanh khám bệnh cho bé hành từ
xa.
- Trẻ nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
2.
Kỹ năng:
- Trẻ trả lời câu
hỏi rõ ràng rành mạch.
- Phát triển khả
năng cảm thụ tác phẩm văn học.
- Rèn khả năng phát
âm chuẩn đúng câu từ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quí và chăm sóc các loại .
II – CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ.
- Tranh minh họa truyện
bé hành đi khám bệnh
- Máy tính
- Củ hành.
- Que chỉ.
2. Địa điểm:
- Hoạt động trong
lớp.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1 . Tổ chức lớp:
- Cho trẻ lại gần cô
- Cô và các con chơi trò chơi tập tầm vông.
- Tay nào có tay nào không ?
- Có gì trong tay cô nào?.
- Cô bóc lớp vỏ hành ra chúng mình thấy như thế nào?
2. Giới thiệu bài:
- Có một hôm trời lạnh bé hành không quàng khăn, và mặc quần
áo ấm lên bị ho bé hành đi khám bệnh. Bác sĩ bí xanh khám bệnh
cho bé hành như thế nào chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện
bé hành đi khám bệnh nhé.
3. Hướng dẫn trẻ học.
Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe:
+ Lần 1:
Cô kể không tranh.
- Cô đọc tên truyện
- Cho trẻ đọc tên
truyện
- Tên chuyện có bao
nhiêu tiếng?
- Cho trẻ quan sát
tranh chuyện ?
- Trong tranh vẽ
những gì ?
+Lần 2: Cô kể kết hợp với máy tính.
* Giảng nội dung.
- Bé hành vì không quàng khăn, mặc quần
áo ấm lên bé hành bị ho, đến phòng khám bé hành gặp bạn Ngô, cà
chua, cà rốt, cũng bị ho. Bé hành bé nhất nên được ưu tiên khám
trước. Bác sĩ bí xanh bảo bé hành cởi bớt áo ra để bác sĩ hành
khám, nhưng mắt bác sĩ làm sao thế này, bé hành càng lại gần thì
nước mắt bác sĩ càng giàn giụa nhiều hơn, để khỏi bị cay mắt bác
sĩ bí xanh bảo bé hành đứng xa một chút và khám bệnh cho bé hành
từ xa.
Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Chúng mình vừa nghe cô kể chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Vì sao bé hành cởi bớt áo ra bác sĩ bí xanh lại giụi
nước mắt?
- Bác sĩ bí xanh khám bệnh cho bé hành như thế nào?
- Vì sao bác sĩ hành lại khám bệnh cho bé hành từ xa?
=> Cô nói cho trẻ hiểu hành là một loại rau ra vị, hơi cay,
dùng để nêm vào các món ăn giúp cho các món ăn ngon hơn và đẹp mắt
hơn trong các món ăn hàng ngày.
- Chúng mình có muốn gặp lại bé hành một lần nữa không?
- Cô mời chúng mình cùng xem vở rối “ Bé hành đi khám bệnh”
- Cho trẻ xem trên màn hình.
Hoạt động 4: Trò
chơi:
Trồng hành.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Yêu cầu trẻ xếp hàng thành 2 hàng, ở phía trước là 2 mảnh đất trồng hành yêu cầu các con chạy
lên lấy một củ hành trồng xuống vườn của đội mình rồi chạy về
đứng cuối hàng, bạn tiếp theo mới được tiếp tục
- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ lấy
được 1 củ hành trồng
- Cô cho trẻ
chơi.
( Quan sát nhận
xét trẻ chơi )
4. Củng cố.
- Chúng mình vừa
trồng được vườn gì?
- Hành có trong câu chuyện nào?
5.
Kết thúc tiết học.
- Nhận xét –
tuyên dương.
|
- Trẻ đến bên cô
- Chơi trò chơi
- Trẻ đoán
- Củ hành.
- Cay mắt ạ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- Trẻ đọc.
- 1, 2, 3,4,5 tiếng
- Quan sát trò chuyện
- Trẻ nói
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Bé hành đi khám bệnh.
- Cà Rốt, cà chua, bí đao, bé hành
- Vì hành cay
- Khám bệnh từ xa.
- Nếu lại gần nước mắt bác sĩ giàn giụa.
- Lắng nghe
- Có ạ.
- Quan sát trên màn hình.
- Lắng nghe
- Vườn hành
- Bé hành đi khám bệnh
|
Số
trẻ nghỉ học........... (ghi rõ họ
tên):........................................................................
.....................................................................................................................................
Lý
do:..........................................................................................................................
................................................................................................................................
Tình
hình chung của trẻ trong
ngày:...........................................................................
.....................................................................................................................................
Rút kinh nghiệm sau tổ chức các hoạt động( đón
trẻ, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ)
.....................................................................................................................................
Post a Comment