BẬT XA - NÉM XA BẰNG MỘT TAY
Lĩnh vực phát triển thể chất BẬT XA - NÉM XA BẰNG MỘT TAY I. Mục đích, yêu cầu: a) Kiến thức: - Trẻ biết dùng sức chân để bật và ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/bat-xa-nem-xa-bang-mot-tay.html
Lĩnh vực phát triển thể chất
BẬT XA - NÉM
XA BẰNG MỘT TAY
I. Mục đích, yêu cầu:
a) Kiến thức:
- Trẻ biết dùng sức chân để bật và
tiếp đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
- Trẻ biết
dùng sức của tay và vai để ném vật đi xa.
b) Kĩ năng:
- Trẻ biết
phối hợp chân tay để thực hiện động tác nhịp nhàng.
- Trẻ biết
phối hợp tay, mắt để ném xa.
- Rèn khả
năng định hướng và sự nhanh nhẹn
c) Thái độ:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, kỷ luật
- Trẻ nhiệt
tình tham gia đến hết buổi tập
II. Chuẩn
bị:
a. Môi trường học tập: sân trường bằng phẳng
b. Đồ dùng:
+ Đồ dùng
của cô: Nhạc cho trẻ hát
+ Đồ dùng
của trẻ: Túi cát để
trẻ ném xa (8 - 10 túi)
c. Nội dung:
+ Nội dung
chính: Bật xa - ném xa
bằng một tay
+ Nội dung
kết hợp:
-
Thơ: Xòe tay
-
Âm nhạc: Cái mũi
- Toán: đếm số lượng
d.
Phối hợp với phụ huynh:
-
Trao đổi với phụ huynh cho trẻ rèn luyện cơ thể
III. Tổ chức
hoạt động:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*Cô giới thiệu hội thi : Bé khỏe
- Giới thiệu hội thi và các phần chơi cùng với quà tặng của chương trình và người
dẫn chương trình.
+ Hội thi gồm có 3 phần :
- Phần thi
khởi động
- Phần thi
chung sức
- Phần thi về
đích
+ Giới thiệu cô giáo là người dẫn chương trình và cùng
đồng hành trong xuất hội thi của trẻ.
+ Ban tổ chức đã chuẩn bị rất nhiều các loại hoa quả để
làm quà cho hai đội chơi.
* Phần thi khởi động:
- Cách chơi : Hai đội vừa đi vừa
hát theo nhịp bài khi cô hát nhanh thì đi nhanh khi cô hát chậm thì đi
chậm và đi theo các kiểu đi khác nhau.
- Luật chơi: đội nào đi đúng theo hiệu lệnh của cô là thắng.
- Cho trẻ vừa hát và đi theo nhịp bài Múa cho mẹ xem
- Cô nhận xét và tặng quà cho trẻ
* Phần
thi chung sức:
- Cho trẻ vừa đi vừa hát và đứng
thành hai hàng ngang đối diện theo tổ.
- Bài tập phát triển chung: cho trẻ
tập các động tác thể dục sáng trừ hô hấp(tập nhấn mạnh động tác tay và chân)
- Vận
động cơ bản: Bật xa -
Ném xa bằng 1 tay
+ Cô tập mẫu lần 1 không giới thiệu.
+ Lần 2:
Cô giới thiệu: Cô đi đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì 2 chân
trùng xuống đồng thời 2 tay đưa ra phía sau, khi nghe hiệu lệnh bật thì cô
bật mạnh về phía trước và tiếp đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân. Sau đó cô
tiến đến rổ đựng túi cát nhặt một túi và ném mạnh túi cát về phía trước, sau
đó đi nhặt túi cát và về vị trí cuối hàng đứng.
+ Mời 1 - 2 trẻ tập
+ Cho luân phiên trẻ tập cho đến hết lớp (cô chú ý sửa sai
cho trẻ)
- Cho trẻ chơi : Thi đội nào nhanh
+ Cách
chơi: Hai đội bật qua vạch kẻ và nhặt túi cát
ném mạnh về phía trước.
-Luật
chơi: Mỗi bạn chỉ được ném một túi cát,
đội nào ném được nhiều túi cát
hơn là thắng.
- Cô đếm 1,2,3 bắt đầu và cổ vũ động
viên trẻ.
- Đếm số đồ chơi và tặng quà cho trẻ
* Phần thi Về đích:
- Cách
chơi : hai đội vừa đi vừa hát theo nhịp bài hát cái mũi.
- Luật chơi: đội nào hát to và đi
đúng nhịp là thắng.
- Cho trẻ vừa đi vừa hát cùng cô.
- Cô nhận xét tặng quà cho 2 đội chơi.
- Cô kiểm tra kết quả của cả hai
đội
- Phát thưởng và kết thúc hội thi.
|
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ tập
cùng cô
- Trẻ lên
nhận quà
- Trẻ tập
- Nhìn cô tập
- 2 trẻ
lên tập
- Cả lớp
tập luôn phiên nhau.
- 2 đội
thi đua với nhau.
- Trẻ lên
nhận quà.
- Trẻ lắng
nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ đi
nhẹ nhàng
- Lắng
nghe
- Hai đội
đếm quà
- Hai đội
lên nhận quà
|
3. Chơi, hoạt
động ở các góc:
I. Mục đích -
Yêu cầu :
a) Mục đích :
- Khuyến khích tính tích cực độc lập của trẻ
- Kích thích trẻ thực hiện các quyết định của mình
- Động viên
trẻ tham gia hoạt động chung
- Tạo cho
trẻ khám phá thử nghiệm
- Tạo cơ hội
cho trẻ bộc lộ khả năng của trẻ.
b) Yêu cầu:
- Tuần 1:
Góc phân vai là hoạt động chủ đạo
+ Trẻ làm
quen với trò chơi mới cô phân vai giúp trẻ
+ Trẻ biết
tên gọi 1 số đồ dùng đồ chơi trong nhà
+ Cô tham
gia chơi cùng trẻ
+ Cuối tuần
trẻ đóng vai chơi thành thạo
- Tuần 2:
Góc xây dựng là hoạt động chủ đạo
+ Trẻ tự
nhận vai chơi
+ Nhóm
trưởng cùng với cô giáo phân nhiệm vụ của các bạn trong nhóm
+ Trẻ hứng
thú tham gia trò chơi
+ Cô tham
gia chơi cùng với trẻ
+ Cuối tuần
trẻ đóng vai chơi thành thạo
- Tuần 3:
Góc hoạt động nghệ thuật là hoạt động chủ đạo
+ Trẻ chơi
thành thạo các góc
+ Trẻ thể
hiện vai chơi rõ ràng
+ Sản phẩm
trẻ tạo ra có sáng tạo
II. Chuẩn bị:
a) Góc xây dựng:
- Các khối xây dựng,bồn hoa cây cảnh,
hàng rào cây xanh.
- Các đồ dùng cần thiết của nhà bé.
- Tiền để
trẻ đi chợ.
b)
Góc học tập:
- Vở toán, bút chì, bút màu.
- Tiền để
trẻ đi chợ.
c)
Góc Phân vai:
- Đồ chơi
bán hàng: các loại rau, củ, quả, sách, bút.
- Đồ chơi mẹ con, nấu ăn...
- Trang phục
của bác sỹ, thuốc và đồ dùng để khám bệnh.
- Tiền để
trẻ đi chợ.
e) Góc thiên nhiên :
- Cây cảnh, bình tưới cây, khăn lau lá
- Tiền để
trẻ đi chợ.
III. Tổ chức hoạt động:
a)
Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô cùng
trẻ trò chuyện về cơ thể của bé.
- Cho trẻ
hát bài “Mời Bạn ăn”, sau đó cô giới thiệu các góc chơi và phân vai chơi về các
góc.
- Trong góc
phân vai có nhóm gia đình cho 7 - 8 trẻ chơi(ai làm bố, mẹ, ông, bà, con)
+ Bố mẹ có
nhiệm vụ gì?
+ Khi các
con bị ốm thì phải làm thế nào?
+ Bác sĩ thì
có nhiệm vụ gì? Ai làm bác sỹ,
ai làm y tá?
+ Nhóm bán hàng: ai làm chủ cửa hàng? ai làm nhân viên? ai là người mua
hàng? khi khách trả tiền thì phải làm gì?...
- Cô
có trò chơi xây nhà của bé, ai thích là kỹ sư xây dựng? chọn một cháu, ai thích là bác thợ
xây chọn 4-5 cháu. Các bác thợ xây xây nhà ở phải có phòng
khách, phòng ngủ đủ cho cả nhà, nhà bếp, nhà vệ sinh.
- Cô có trò chơi vẽ tranh về trường mẫu giáo ai thích chơi chọn 9-10 trẻ
con vẽ tranh về trường lớp mà con thích.
- Cô có trò chơi chăm sóc cây ai thích
chơi chọn 5-6 trẻ cô giới thiệu các vai chơi và hướng dẫn trẻ lấy đồ chơi.
- ở góc nghệ
thuật cô đã chuẩn bị giấy và bút màu, bạn nào thích tô, vẽ tranh để tặng mẹ,
tặng bạn thân.
- Sau đó cô
cho trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi của mình.
b)
Quá trình chơi:
- Cô cùng chơi với trẻ để kịp thời giải quyết các tình huống
chơi.
- Trẻ chơi
được khoảng 10 phút thì cô động viên để trẻ giao lưu giữa các nhóm với nhau.
- Riêng góc
xây dựng nếu trẻ xây công trình được cơ bản thì động viên trẻ giao lưu giữa các
nhóm. Ví dụ: đi mua thức ăn, đi khám sức khỏe định kỳ
- ở góc học
tập trẻ tô vẽ tranh xong cô động viên trẻ giao lưu giữa các nhóm.
c)
Nhận xét sau khi chơi:
- Cô hướng trẻ đến góc xây dựng và mời
trẻ giới thiệu về công trình xây dựng của mình:
+ Các bác thợ xây đã xây được gì?
+ Cô gọi học sinh trả lời của nhóm để giới thiệu sản phẩm của nhóm mình:
Xây nhà ở, có các phòng, có bồn hoa cây cảnh và hàng rào
- Cô nhận xét các góc khác tương tự.
- Cô nhận xét chung cả lớp và tuyên
dương trẻ, hướng dẫn trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.
Post a Comment