Truyện: Thỏ trắng biết lỗi
Truyện: Thỏ trắng biết lỗi I. Mục đích *- Trẻ hiểu được truyện, nắm được tên truyện và trình tự phát triển của cốt truyện, hiểu đượ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/truyen-tho-trang-biet-loi.html?m=0
Truyện: Thỏ trắng biết lỗi
I. Mục đích
*-
Trẻ hiểu được truyện, nắm được tên truyện và trình tự phát triển của cốt truyện,
hiểu được tình cảm của nhân vật trong truyện. Biết trả lời, đặt câu hỏi và bộc
lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực, hồn nhiên về nhân vật và chi tiết có
trong truyện.
- Trẻ có thêm hiểu biết về không khí, và áp
lực của không khí.
- Trẻ nhận biết,
phát âm và biết cách tô các chữ cái o,ô ơ.
*-
Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm
cho trẻ.
- Phát triển khả năng tư duy, óc phán đoán,
tính ham hiểu biết cho trẻ.
- Rèn tư thế ngồi, kỹ năng cầm bút, kỹ năng
tô theo nét chấm mờ, tô màu tranh.
*-
Giáo dục trẻ yêu bạn bè, sống chan hoà, gần gũi với bạn, biết cảm ơn và xin lỗi
đúng lúc.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, biết
giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh
họa truyện, rối dẹt minh họa truyện.
- Cốc
nước và 1 tờ giấy. Vòng,
phấn, bóng cho trẻ.
- Tranh
mẫu hướng dẫn trẻ tập tô, vở tập tô, bút chì, sáp màu cho trẻ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Ghi chú
|
1. Truyện: Thỏ
trắng biết lỗi
*) Hoạt động 1:
Gây hứng thú
- Cô cùng cả lớp đọc bài thơ: “Thỏ bông bị ốm”
- Dẫn dắt vào bài.
*) Hoạt động 2:
Cô kể chuyện
- Lần 1: Kể diễn cảm với điệu
bộ, thái độ, cử chỉ phù hợp.
- Lần 2: Kể diễn cảm
theo tranh
*) Hoạt động 3:
Giúp trẻ hiểu tác phẩm.
Đàm thoại :
- Chuyện cô vừa kể nói về ai?
Gồm những nhân vật nào?
- Mẹ đã
tặng cho Thỏ Trắng món quà gì nhân ngày sinh nhật?
- Thỏ
Trắng đã làm gì với món quà mẹ tặng?
- Khi
Thỏ Trắng bị ngã các bạn đã làm gì?
- Thỏ
Trắng đã trả lời các bạn ra sao?
- Gáu
Nâu đã tặng gì cho Thỏ Trắng?
- Thỏ
Trắng nhận quà và nói gì?
- Thỏ
Khoang đã tặng gì cho Thỏ Trắng?
- Thỏ
Trắng nhận quà và nói gì?
- Sóc
Vàng đã tặng gì cho Thỏ Trắng?
- Thỏ
Trắng nhận quà và nói gì?
- Khi Thỏ Trắng có thái độ như vậy các bạn đã làm
gì?
- Các bạn đi hết rồi Thỏ Trắng cảm thấy thế nào?
- Thỏ
mẹ đã nói gì với Thỏ Trắng?
- Sau
khi nghe Thỏ mẹ nói Thỏ Trắng đã làm gì?
- Nếu
con là Thỏ Trắng khi được nhận quà con sẽ làm gì?
- Giáo
dục trẻ yêu bạn bè, sống chan hoà, gần gũi với bạn, biết cảm ơn khi nhận quà.
* Cô kể
lần 3: bằng rối dẹt.
*) Hoạt
động 4: Kết thúc: Cô cùng trẻ hát bài “Lớp chúng mình”
2. Hoạt động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Tại
sao nước không chảy?
- Cho trẻ quan sát một nửa cốc nước. Dùng tờ giấy
đặt lên miệng cốc và hỏi trẻ: nếu úp ngược cốc nước này xuống thì điều gì sẽ
xảy ra?
- Cô úp ngược cốc xuống, cho trẻ nói kết quả. (nuớc không chảy ra)
- Cô giải thích cho trẻ: nuớc không chảy ra là do
không khí bên trong cốc muốn thoát ra, còn không khí bên ngoài cốc muốn đi
vào nhưng chúng đều bị chặn giữa, vì thế chúng tạo ra áp lực khiến tờ giấy
được giữ chặt trên miệng cốc mà không bị rơi dù không có ai giữ.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh nguồn nước.
b) Hoạt động 2: Trò
chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
3. Hoạt động chiều.
a)
Hoạt động 1: Trò chơi: “Lộn cầu vồng”
b) Hoạt động 2: LQCC: Tập
tô chữ cái ''o,ô,ơ''
*) Hoạt
động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô
cùng trẻ đọc bài thơ ''Cô giáo của em'' và trò chuyện về bài thơ:
+ Cô
và lớp mình vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài
thơ nói về ai?
+ Cô giáo dạy em những gì?
+
Trong bài thơ cô giáo dạy em học chữ gì?
+ Hôm
nay các con có muốn học tiếp về các chữ cái nữa không?
b) Hoạt động 2: Ôn các chữ cái o,ô,ơ .
-
Cô cho trẻ ôn các chữ cái dưới nhiều hình thức:
+ Cô
giơ thẻ chữ và cho trẻ phát âm.
+ Cho
trẻ tìm chữ trong từ dưới tranh .
+ Cô
cho trẻ tìm và giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh của cô.
c) Hoạt
động 3: Hướng dẫn trẻ tô
- Cô treo tranh tô mẫu cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Tranh vẽ về gì?
- Cô cho trẻ quan sát từ dưới tranh và đọc 2 lần, nhận
biết chữ trong từ dưới tranh, nhận biết chữ in thường và viết thường.
- Cô tô mẫu cho trẻ quan sát vừa tô cô vừa hướng dẫn
cách tô:
+ Chữ ''o'': tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
+ Chữ
''ô'': tô tương tự nhưng thêm dấu mũ.
+ Chữ
''ơ'': thêm dấu móc.
d) Hoạt
động 4 : Trẻ tô
- Cô cho trẻ tô, cô nhắc trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi.
- Cô cho trẻ lần lượt tô từng chữ cái, cô bao quát, động
viên và giúp đỡ trẻ kịp thời.
- Khi trẻ tô xong cô hướng dẫn trẻ tô màu tranh.
đ) Hoạt
động 5: Kết thúc.
- Cô
cho trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô
nhận xét chung, tuyên dương những bài tô đẹp.
c) Hoạt động 3:
Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan
sát.
- Trẻ đàm thoại cùng cô
- Trẻ nói suy nghĩ của mình.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và chú ý quan
sát.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ quan sát và nói kết quả.
- Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ chơi trò chơi.
-
Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ
đọc thơ và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ
ôn lại các chữ cái theo hướng dẫn của cô.
- Trẻ
quan sát và đàm thoại cùng cô.
- Trẻ
đọc
- Trẻ quan sát cô tô mẫu.
- Trẻ ngồi, cầm bút đúng quy cách.
- Trẻ
tập tô chữ.
- Trẻ tô màu tranh.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe và quan sát.
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment