Ôn nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật
Ôn nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối tam giác, khối chữ nhật I) Mục đích. *- Củng cố kiến thức nhận biết...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/on-nhan-biet-phan-biet-khoi-cau-khoi-tru-khoi-vuong-khoi-tam-giac-khoi-chu-nhat.html
Ôn nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông,
khối tam giác, khối chữ nhật
I) Mục đích.
*- Củng cố kiến thức
nhận biết phân biệt các khối: Khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật cho
trẻ.
- Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ cây trên sân trường một
cách sáng tạo.
- Trẻ thuộc bài đồng
dao: “Nhà em có một cây cau”
*-Phát triển khả năng
tư duy, khả năng nhanh nhạy cho trẻ.
+ Rèn kỹ năng so
sánh, kỹ năng phân biệt.
- Rèn kỹ năng vẽ,
phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ
mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*-Trẻ chú ý thực hiện
các hoạt động theo hướng dẫn của cô.
- Chơi trò chơi
ngoan, đoàn kết .
-Yêu quý cây xanh,
trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
II) Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ 1 khối: cầu, vuông, trụ, chữ nhật, tam giác.
- 3 túi đựng các khối, đất nặn cho trẻ.
- Phấn vẽ cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi các góc.
III)
Tiến hành.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1)
Hoạt động học: Toán: “Ôn nhận biết,
phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối tam giác, khối
chữ nhật”
*Gây hứng thú .
- Cô cho trẻ hát bài: “Quả bóng” và trò chuyện với trẻ.
*Cô tổ chức các trò chơI để trẻ ôn tập nhận biết, phân biệt các
khối.
- Trò chơi 1: Cái túi kỳ lạ( từng nhóm 3 trẻ lên chọn khối theo
yêu cầu)
- Trò chơi 2: Thi ai nhanh.
Cách chơi: Trẻ chọn nhanh khối theo tên gọi và theo đặc điểm của
khối.
- Trò chơi 3: Ô tô về bến.
- Trò chơi 4: Cho trẻ dùng đất nặn các khối.
*Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương.
2)
Hoạt động ngoài trời .
a) Hoạt động 1: “Vẽ cây trên sân
trường”
- Cô cho trẻ kể tên các loại cây và nêu đặc điểm của từng loại
cây.
- Cô cho trẻ ra sân trường và lấy phấn vẽ cây theo ý thích của
trẻ.(cô quan sát, động viên, giúp đỡ trẻ kịp thời)
- Nhận xét sản phẩm
+Cô cho trẻ nói về sản phẩm của mình tạo ra.
+Cô nhận xét chung
- Cô cho trẻ vệ sinh chân tay.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”
3) Hoạt động chiều
a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”
b) Hoạt động 2: Dạy trẻ bài đồng dao: “Nhà em có một cây cau”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về các loại cây xanh
- Dẫn dắt vào bài đồng dao
- Cô đọc bài đồng dao 2 lần, chú ý nhấn vào các từ tạo sự liên
kết giữa các câu.
- Cô và trẻ đọc bài đồng dao 2-3 lần
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc (cô chú ý sửa sai, sửa ngọng cho
trẻ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời)
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
*) Nêu gương cuối
ngày.
|
- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chơi các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể tên và nêu đặc điểm của từng loại cây.
- Trẻ vẽ cây theo ý thích của trẻ.
- Trẻ nói về sản phẩm của mình tạo ra.
- Trẻ vệ sinh chân tay.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc theo yêu cầu của cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi tự chọn
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment