Giáo án: Bé biết gì về Trường MN và các cô, các bác trong trường
Giáo án: Bé biết gì về Trường MN và các cô, các bác trong trường 1. Mục đích, yêu cầu. * Kiến thức: Trẻ biết tên trường, địa chỉ nơi t...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/giao-an-be-biet-gi-ve-truong-mn-va-cac-co-cac-bac-trong-truong.html
Giáo án: Bé
biết gì về Trường MN
và các cô, các bác trong trường
và các cô, các bác trong trường
1. Mục đích, yêu
cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết tên trường, địa chỉ nơi
trường mình đóng, biết tên các cô giáo chủ nhiệm, hiệu trưởng, hiệu phó…
* Kỹ năng: Biết giới thiệu về mình, phân
biệt được công viêc và ý nghĩa công việc của các cô, các bác…
* Thái độ: Trẻ thích đi học, biết yêu quý,
kính trọng các thầy cô giáo. Biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp và bảo vệ đồ
dùng, đ/c, biết tắt điện trong lớp khi đi ra sân chơi…
2. Chuẩn bị.
-
Máy vi tính, giáo án điện tử có các hình ảnh về 1 số công việc của cô giáo, cô
cấp dưỡng, bác bảo vệ…
-
Thước chỉ.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động.
*
Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về chủ đề.
-
Cả lớp hát cùng cô bài “Trường MN Thị trấn” và hỏi trẻ:
+
Lớp chúng ta vừa hát bài hát nói về gì?
+
Các con đang đi học ở trường gì?
*
Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về trường MN Thị trấn và các cô, các bác trong trường.
-
Cô cho xuất hiện hình ảnh vẽ trường MN. Gợi hỏi trẻ:
+
Hình ảnh nói về gì? Trường MN có những gì đây?
+
Trường MN có mấy lớp học? Đó là những
lớp nào?
+
Thế các con đang học lớp MG gì? Ai là người dạy các con?
+
Ngoài các cô trong lớp mình ra còn có những cô nào nữa?
+
Công việc của các cô giáo là gì? Các con thấy các cô có vất vả không?
+
Thế đến lớp ai nấu cho các con ăn? Đó là những cô nào?
+
Còn ai là hiệu trưởng, hiệu phó của trường mình nào? Ai là người bảo vệ trường?
+
Ngoài các phòng học ra còn có những phòng gì nữa? (Văn phòng, phòng y tế, nhà
bếp… )
-
Trẻ kể đến phòng nào cô giải thích giúp trẻ hiểu về chức năng hoạt động của
phòng đó.
+
VD: Phòng để các cô họp hội đồng gọi là văn phòng.
+
ở sân trường chúng mình còn có gì nữa nào? (Đ/c ngoài trời: Xích đu, cầu trượt,
đu quay..)
+
Thế muốn ngôi trường sạch đẹp, mát mẻ thì chúng ta cần phải làm gì?
+
Trẻ biết cây không những chỉ cho ta cảnh đẹp mà còn môi trường xanh - sạch - đẹp,
không khí trong lành. Giúp ta tiết kiệm điện vào mùa hè.
-
Cô cho xuất hiện hình ảnh “Các bác đầu bếp” ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi trẻ:
+
Bức tranh vẽ về ai? Cô đầu bếp làm những công việc gì?
+
Cô nấu cho các con ăn những gì?
+
Biết ơn các cô đầu bếp các con ăn cơm phải như thế nào?
-
GDT: Trẻ biết yêu quý, kính trọng các thầy, cô giáo và biết bảo vệ cảnh quan
môi trường sạch sẽ ngôi trường của mình và giúp trẻ có sự hứng thú, yêu thích đến
trường.
*
Hoạt động 3: T/c củng cố.
-
T/c “Ai giỏi nhanh hơn”: Cô nêu cách chơi, luật chơi và động viên trẻ chơi hứng
thú.
*
Kết thúc hoạt động:
* Hoạt động góc: Góc phân vai (
góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Dạo chơi tham quan các khu vực
trong trường.
- TCVĐ: “Bịt mắt bắt
dê”. - Chơi tự do: Chơi với bóng, lá
cây.
1.
Yêu cầu.
-
Phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi ra sân.- Trẻ đi tham quan cùng cô và biết trả
lời một số câu hỏi theo yêu cầu cuả cô đề ra.- Trẻ hứng thú tham gia vào các
trò chơi, giáo dục trẻ bảo vệ và giữ gìn chung, tiết kiệm điện, nước.
2.
Chuẩn bị: - Quần
áo gọn gàng.- Sân bằng phẳng, bóng, lá cây.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
* Dạo chơi tham quan các khu vực trong trường.
- Dặn dò trẻ phải tắt hết quạt,
bóng điện trước khi ra sân.
-
Cô dặn dò trẻ một số nội quy trước khi ra sân. Cô dẫn trẻ đến phòng y tế, văn
phòng gợi hỏi và giới thiệu với trẻ về tên phòng và các đồ dùng trong phòng.
-
Cho trẻ ra sân trước gợi hỏi trẻ về khu vực để các đồ chơi?
-
Và đi ra sân sau xem có những gì? (Có vườn rau, nhà bếp) hỏi trẻ vườn rau và
nhà bếp để làm gì? - Muốn cho sân trường, rau, hoa, sạch sẽ và đẹp thì các con
phải làm gì?
-
Và làm như thế nào? Khi các con đi đến các phòng các con phải như thế nào?
* TCVĐ: “Bịt mắt bắt dê”. Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và
chơi cùng trẻ 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. Cô bao quát trẻ
chơi an toàn.
-
Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động: - Hướng dẫn t/c mới: TCDG “Bịt mắt bắt dê”.
- Hướng
dẫn trẻ ký hiệu khăn của mình
1. Mục đích, yêu
cầu.
-
Trẻ biết chơi trò chơi, chơi trò chơi đúng cách, đúng luật, trẻ biết ký hiệu khăn
mà cô đã quy định cho từng bạn, biết lấy và cắt khăn gọn gàng
2. Chuẩn bị:
-
Hai chiếc khăn tay, lớp học rộng, sach sẽ. - Đồ chơi đầy đủ ở các góc.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò
chơi mới: TCDG “Bịt mắt bắt dê”.
-
Cô chia trẻ làm thành 2 nhóm đứng thành 2 vòng tròn, cô nêu cách chơi, luật
chơi rồi hướng dẫn trẻ chơi.
+
Lần 1: Cô làm
người bắt Dê và mời 1 trẻ lên làm Dê cả 2 đều phải bịt mắt lại, khi nghe tiếng
Dê kêu “be be be” ở đâu thì người bắt Dê sẽ đi đến đó để bắt lúc nào bắt được
Dê thì người đó được coi là thắng cuộc.
+
Lần 2: Khi trẻ
đã biết cách chơi rồi thì cô cho trẻ tự phân và chọn vai chơi.
-
Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
* Chơi theo ý
thích ở các góc.
-
Cô phát cho mỗi trẻ một khăn và cô gọi từng trẻ lên nói ký hiệu khăn của mình
-
Cô hướng dẫn trẻ cách lấy khăn và xếp khăn vào giá đúng quy định làm sao cho dễ
lấy khi sử dụng. Cô gọi một số trẻ mới lên lấy khăn của mình và gọi tên các ký
hiệu đó
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
…………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment