Hoạt động học văn học: Thơ “Mẹ và cô”
Hoạt động học văn học Thơ “Mẹ và cô” I. Mục đích: * - Trẻ thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mình ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/hoat-dong-hoc-van-hoc-tho-me-va-co.html
Hoạt động học văn học
Thơ “Mẹ và cô”
I. Mục đích:
* - Trẻ
thuộc thơ, hiểu được nội dung bài thơ. Thể hiện được tình cảm của mình khi đọc
thơ.
- Trẻ được chơi với hột hạt, dùng hột hạt xếp
đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng của trẻ.
- Trẻ nắm được các bước rửa tay bằng xà phòng
dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
*-
Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ. Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định
của trẻ.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ, rèn các kỹ
năng tạo hình cho trẻ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định,
rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ .
*-
Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng, vâng lời mẹ và cô giáo.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi,
biết trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.
- Giáo
dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ
sinh và khi tay bẩn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh
thơ: Mẹ và cô.
- Các
loại hột hạt khô.
- Xà
phòng, khăn lau tay cho trẻ.
- Đồ
dùng đồ chơi ở các góc.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Ghi chú
|
1.Hoạt động học: Văn học: Thơ: “Mẹ và cô”- Trần
Quốc Toàn.
*Hoạt động 1: Gây hứng
thú.
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Cô và mẹ.
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
*Hoạt động 2: Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.
- Lần
1: Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe.
- Lần
2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.
*Hoạt
động 3: Đàm
thọai, trích dẫn.
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? của tác giả
nào?
+ Bài
thơ nói về tình cảm của em bé với ai?
+ Buôỉ sáng em bé đã làm gì?
+ Buổi chiều em bé đã làm gì?
+ Mặt trời như thế nào?
+ Hai chân trời của em bé là những ai?
+ Các con có yêu cô giáo và mẹ của mình không?
+ Yêu cô giáo và yêu mẹ thì con phải như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, yêu quý, kính trọng mẹ
và cô giáo.
*Hoạt động 4: Dạy
trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2- 3 lần.
- Cô chia tổ, nhóm, cá nhân lên đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên, khen ngợi trẻ
kịp thời.
- Cô cho trẻ đọc nâng cao.
* Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cô ngâm
thơ cho trẻ nghe.
2. Hoạt
động ngoài trời.
a) Hoạt động 1: Xếp đồ dùng đồ chơi bằng hột hạt.
- Cô giới thiệu với trẻ những rổ hột hạt khô.
- Chúng mình sẽ chơi gì với những hột hạt này? - Chúng mình sẽ dùng hột hạt này để xếp
những đồ dùng, đồ chơi trong lớp mình nhé.
- Cho trẻ tự do dùng hột hạt xếp đồ dùng đồ chơi theo ý
tưởng của trẻ: Cô quan sát, động viên, gợi mở những ý tưởng hay cho trẻ.
- Nhận xét sản phẩm.
+ Cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Tuyên dương những ý tưởng sáng tạo của trẻ.
b) Hoạt động 2: Trò chơi: Cặp kè
c)
Hoạt động 3: Chơi tự do.
3. Hoạt động chiều
a)
Hoạt động 1: Trò chơi: con bọ dừa.
- Cho
trẻ chơi 2-3 lần
b)
Hoạt động 2: “ Bé tập rửa tay bằng xà phòng”
-
Cô cho trẻ hát và chơi trò chơi: “Dấu tay”
-
Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
-
Để đôi bàn tay luôn được sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
-
Để tay sạch sẽ chúng mình phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Hôm nay cô và các con cùng rửa tay
bằng xà phòng nhé.
-
Cô giới thiệu với trẻ xà phòng, bồn nước, khăn lau tay.
-
Cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
+
Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích.
+
Lần 2: Cô vừa làm vừa giảng giải: Đầu tiên cô làm ướt tay bằng nước, tiếp theo cô dùng xà phòng trà đều
lên lòng bàn tay, mu bàn tay. Dùng tay xoa đều xà phòng lên các kẽ ngón tay,
hai ngón cái, chụm các đầu ngón tay vào lòng bàn tay xoay đều sau đó rửa tay
lại nhiều lần dưới vòi nước sạch. Cuối cùng lau tay bằng khăn khô.
-
Cô cho một vài trẻ khá lên làm mẫu.
-
Lần lượt cho trẻ thực hiện (cô quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên khen
ngợi trẻ kịp thời)
-
Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Bác sĩ
Lifebuoy”
c)
Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
*) Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ
lắng nghe cô hát.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
chú ý lắng nghe cô đọc thơ.
-
Trẻ
đàm thoại về nội dung bài thơ cùng cô.
- Trẻ
lắng nghe
- Trẻ đọc 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân lên đọc.
- Trẻ đọc nâng cao.
- Trẻ lắng
nghe.
-
Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
- Trẻ dùng hột hạt xếp đồ dùng
,đồ chơi.
- Tự giới thiệu sản phẩm của mình.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nêu ý kiến.
-
Trẻ lắng nghe.
-
Trẻ lắng nghe và quan sát.
-
Trẻ khá làm mẫu.
-
Trẻ tập rửa tay bằng xà phòng.
-
Trẻ hát.
|
Đánh giá
trẻ trong các hoạt động
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment