Giáo án Dạy trẻ về ngày tết Nguyên đán
Giáo án dạy trẻ về ngày tết nguyên đán I) Mục đích *- Trẻ biết Tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dõn tộc, biết một số phong tục...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-day-tre-ve-ngay-tet-nguyen-dan.html
Giáo án dạy trẻ về ngày tết nguyên đán
I) Mục đích
*- Trẻ biết Tết nguyên đán là
ngày tết cổ truyền của dõn tộc, biết một số phong tục tập quán, các món ăn, các
loại hoa quả, hoạt động của con người trong ngày tết.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống...
của hoa đào và hoa mai.
- Trẻ thuộc bài
thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết tác hại khi tự ý ngắt hoa, dẫm lên hoa
*-
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng quan sát, kỹ năng so
sánh, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, thể hiện được vần
điệu, nhịp điệu tươi vui của bài thơ.
*- Trẻ tự
hào và trân trọng các phong tục tập quán của dân tộc.
- Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, biết
chăm sóc và bảo vệ các loài hoa.
-
Yêu hoa, có ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ hoa.
II) Chuẩn bị
- Tranh
vẽ về ngày tết: Đi lễ chùa, đi chúc tết. Tranh vẽ các hoạt động chuẩn bị cho
ngày tết.
- Các
hoa, quả... ngày tết.
- Tranh
hoa đào, hoa mai.
- Đồ chơi các góc.
- Hoa cúc vàng, lẵng hoa to, nhạc về tết và mùa xuân,
nhạc đêm cho bài thơ.
- Tranh
minh họa cho bài thơ: “Hoa cúc vàng”.
III) Tiến
hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học: KPXH: Tết
nguyên đán.
a) Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài: “Sắp đến
tết rồi”
- Hỏi trẻ: + Bài hát nói về
điều gì?
b)
Hoạt động 2:
Khám phá.
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Tết nguyên đán vào mùa gì?
+ Con biết gì về ngày tết?
+ Nhà con đã chuẩn bị những gì
để đón tết?
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ
các hoạt động chuẩn bị cho ngày tết, các loại hoa, quả, một số món ăn thường
có trong ngày tết và trò chuyện cùng trẻ:
+ Mọi người đang làm gì?
+ Gia đình con thường chuẩn bị
những gì để đón tết?
+ Ngày tết gia đình con thường
trang trí bằng những loại hoa gì?
+ Những loại quả gì thường được
bày trên mâm ngũ quả?
+ Loại bánh nào đặc trưng nhất của tết nguyên đán?
+ Đêm cuối cùng của năm gọi là đêm gì?
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ cảnh đi chúc tết, đi lễ chùa và trò
chuyện cùng trẻ:
+ Vào ngày tết con thường đi đâu?
+
Con đi chúc tết những ai? Chúc như thế nào?
+
Cảm xúc của con về ngày tết?
c)
Hoạt động 3: Củng cố.
-
Trò chơi 1: Kể chuyện theo tranh
+
Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm. Mỗi nhóm một bức tranh, trẻ thảo luận
nhóm, nhận xét bức tranh và tự kể chuyện theo nội dung của tranh
(Tranh
mâm ngũ quả , đi chúc tết , đi chợ tết...)
- Trò chơi 2: Thi bày mâm ngũ
quả
2) Hoạt
động ngoài trời.
a)
Hoạt động 1: Quan sát hoa
đào và hoa mai
-
Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Hoa đào.
-
Hỏi trẻ: Bài thơ cô vừa đọc cho các con nghe nói về những loại hoa gì?
-
Cho trẻ quan sát tranh vẽ hoa đào và hoa mai và trò chuyện cùng trẻ:
+
Ai biết gì về hoa đào và hoa mai? (Đặc điểm, màu sắc...)
+ Hoa đào và hoa mai nở vào mùa nào?
+ Hoa đào, hoa mai thường có ở đâu? Vì sao?
+ Hoa đào, hoa mai thường dùng để làm gì?
+ Muốn hoa đào, hoa mai luôn đẹp chúng ta phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ: Biết yêu quý các loài hoa, có ý thức chăm sóc, bảo
vệ cây cối.
b)
Hoạt động 2: Trò chơi: Ném còn
c) Hoạt
động 3: Chơi tự do
3) Hoạt
động chiều
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Lộn cầu vồng”
b)
Hoạt động 2: Hoạt động học:Văn học: Thơ: “Hoa cúc vàng”
*Hoạt động 1:
Gõy hứng thỳ
- Mở nhạc “Ngày Tết quờ em”
- Sắp đến Tết rồi, các con có tâm trạng như thế nào?
(Vui vẻ, hỏo hức, hồi hộp...)
- Chỳng ta sẽ cựng cắm một lóng hoa thật lớn để đón Tết
nhé. Trẻ cắm hoa trên nền
nhạc”Happy new year”
- Thưởng thức hoa và cùng trũ chuyện:
+ Các con thấy hooa cúc như thế nào?
+ Theo các con, hoa cúc dùng để làm gỡ?
+ Khi sân trường hay công viên có các loài hoa thỡ cỏc
con phải làm gỡ để giữ cho hoa luôn tươi? Vỡ sao?
(Khụng dẫm lờn hoa, khụng hỏi hoa...vỡ hoa đem lại cho
ta hương thơm, làm cho môi trường thêm trong lành và hoa cúc cũn cú thể làm
thuốc chữa bệnh...)
=>Cô giáo dục trẻ không được dẫm lên hoa, không tùy
tiện hái hoa...vỡ hoa đem lại cho ta hương thơm, làm cho môi trường thêm
trong lành và cú thể làm thuốc chữa bệnh....
- Cho trẻ nhắm mắt lại( ánh đèn bật sáng, chiếu vào
lóng hoa) sau đó từ từ mở mắt ra.
- Có điều gỡ khỏc? (ánh đèn làm cho không khí thêm ấm
cúng, những bông hoa cúc thêm lung linh, rực rỡ hơn...)
- Hóy tỡm bài thơ nói về vẻ đẹp của hoa cúc?(Bài thơ
hoa cúc vàng)
- Bài thơ của tác giả nào?( Nguyễn Văn Chương)
*Hoạt động 2: Trọng tõm
- Hóy đọc lên những vần thơ hay về hoa cúc trong bài
thơ” Hoa cúc vàng” nhé!
* Cô đọc mẫu:
- Cô đọc diễn cảm 2 lần, lần 2 kết hợp xem tranh minh
họa và đọc cùng nhạc.
* Đàm thoại:
- Mùa đông được miêu tả như thế nào?( Lạnh, nắng ít...)
- Những câu thơ nào thể hiện điều đó?( đoạn đầu bài
thơ)
- Ai có thể đọc được những câu thơ này?
- Mùa đông đến, con cảm thấy như thế nào? (Lạnh, thích
mặc áo ấm...)
- Thế cũn con mựa xuõn thỡ sao?( ấm, đẹp,nhiều hoa...)
- Khi mùa xuân đến, tác giả tả hoa cúc như thế nào? (
Nở bung, vàng rực rỡ)
- Những câu thơ nào có từ “ hoa cúc”?(đầy sân cúc vàng,
cỳc gom nắng vàng, rực vàng hoa cỳc...)
- Muốn cú nhiều hoa cỳc nở vàng rực rỡ thỡ cỏc con phải
làm gỡ?( trồng hoa, chăm sóc....)
=>Cô chốt lại muốn có nhiều hoa cúc vàng nở rực rỡ
trong vườn trường thỡ cụ cựng cỏc con phải trồng và chăm sóc. Cô và các con
cũn phải nhắc nhở mọi người hóy chăm sóc và bảo vệ cho hoa cỳc mói tươi đẹp.
*Trẻ đọc thơ:
- Cho cả lớp đọc 2 lần (sửa sai cho nếu cú ).
- Cho trẻ ngồi theo hai đội nam nữ.
- Từng đội nam nữ đọc thơ
- Đội nam, nữ đọc nối.
- Trong bài thơ này,con thích câu thơ nào nhất? Vỡ sao?
- Mời 1-2 trẻ đọc thơ diễn cảm cùng nhạc.
- Có nhiều cách để thể hiện bài thơ thật hay, chúng ta
có thể đọc thơ diễn cảm và có thể ngâm thơ.
* Cô ngâm thơ.
- Những bông cúc vàng đó nở rộ gọi xuân về, tết đến
mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà. Nào hóy cựng mỳa hỏt mừng xuõn.
*Hoạt động 3: Kết thỳc: Mở nhạc “ Mùa xuân ơi”
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn
- Cô quan sát, nhắc nhở trẻ
chơi đoàn kết, nhường nhịnn bạn.
*) Nêu gương cuối ngày.
|
-
Trẻ hát cùng cô.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng cô.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ trả lời.
-
Trẻ trả lời.
-
Bánh chưng.
- Đêm giao thừa.
- Trẻ quan sát tranh và trò
chuyện cùng cô.
- Trẻ nói về cảm xúc của mình.
- Trẻ chơi các trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát tranh và trò
chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Cầm hoa hát nhún nhảy vào lớp, đọc lời chúc mừng năm
mới, hát theo nhạc và đi quanh lẵng hoa.
- Trẻ cắm hoa trong nền nhạc.
- Thơm, đẹp...
- Trang trớ, tặng...
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Nhắm mắt.
- Mở mắt
- Có ánh đèn
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc câu thơ.
- Trẻ nờu ý kiến.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp đọc.
- Ngồi theo đội nam,nữ
- Từng đội đọc thơ.
- Nam nữ đọc nối
- Nờu ý thớch.
- Cá nhân trẻ đọc
- Lắng nghe
-
Mỳa hỏt mừng xuõn.
- Trẻ
chơi theo ý thích
|
Đánh
giá các hoạt động trong ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment