Dạy trẻ làm quen với chữ cái h và k
Dạy trẻ làm quen với chữ cái h và k I) Mục đích *- Trẻ nhận biết, phát âm đúng các chữ cái h, k. Nhận ra âm và chữ h, k trong các...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/day-tre-lam-quen-voi-chu-cai-h-va-k.html
Dạy trẻ làm quen với chữ cái h và k
I) Mục đích
*- Trẻ
nhận biết, phát âm đúng các chữ cái h, k. Nhận ra âm và chữ h, k trong các từ
trọn vẹn. Biết sử dụng kỹ năng vận động, trò chơi để nhận biết, phát âm chữ h,
k, so sánh, phân biệt sự giống và khác
nhau giữa hai chữ cái h và k.
- Trẻ biết ý nghĩa của hoa đào ngày tết, biết
loài hoa đào có ý nghĩa cỏch trang trớ đẹp
trong khụng khớ ngày tết.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét để vẽ hoa
ngày tết một cách sáng tạo.
*- Rèn kỹ năng phát âm, phát triển
ngôn ngữ mạch lạc, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng so sánh, phân biệt.
- Phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng vẽ, tô màu, bố
cục tranh..
*- Giáo dục trẻ có ý thức học
tập tốt, hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết trân trọng truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, biết trân trọng sản phẩm mình làm ra, biết yêu cái đẹp và
có mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ các
đồ dùng đồ chơi, vui chơi đoàn kết cùng bạn.
II) Chuẩn bị
- Tranh vẽ kèm từ: Hoa loa kèn
- Thẻ
chữ cái rời ghép thành từ: Hoa loa kèn
- Các
nét rời để ghép hai chữ h, k.
- Ô cửa bí mật.
- Que chỉ.
- Thẻ chữ
cái h, k cho cô và trẻ.
-Vòng,
phấn, bóng, dây nhảy...
- Tranh
mẫu vẽ hoa ngày tết của cô. Giấy A4, sáp màu, bút chì cho trẻ.
- Đồ
dùng, đồ chơi ở các góc.
III) Tiến hành
Hoạt động của
cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1)Hoạt động học:
LQCC: Chữ h, k.
a) Hoạt động 1:
Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài: “Màu hoa”
- Trò chuyện cùng trẻ về các loài hoa và ngày tết.
b) Hoạt động 2: Làm quen
chữ cái “h, k”
- Cô đưa tranh “hoa loa kèn” cho trẻ quan sát và hỏi
trẻ: Tranh vẽ hoa gì?
- Cho trẻ đọc từ “hoa loa kèn” dưới tranh 2-3 lần.
- Cô cho 3 tổ thi ghép từ “hoa loa kèn” bằng các thẻ
chữ rời.
- Hỏi: Từ “hoa loa kèn” có mấy tiếng?
- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ vừa ghép.
- Cho trẻ đọc lại từ
“hoa loa kèn”.
- Cô mời trẻ lên tìm chữ cái đã học trong từ “hoa
loa kèn” và đọc to chữ cái tìm được.
- Cô giới thiệu nhóm chữ cái mới: “h, k”
- Cô
lần lượt cho trẻ làm quen từng chữ cái.
* Chữ h
- Cô phát âm mẫu 3 lần (nêu cách phát âm)
- Cho cả lớp phát âm 2-3 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân phát âm (cô giáo chú ý sửa sai
cho trẻ)
- Cho trẻ nhận xét về cấu tạo chữ h.
- Sau khi trẻ nhận xét cô nhấn mạnh lại: Chữ h gồm
hai nét, một nét sổ thẳng ở bên trái và một nét móc xuôi ở bên phải, phía
dưới của nét sổ thẳng (cô sử dụng 2 nét rời ghép thành chữ h)
- Cô
giới thiệu chữ h in thường và chữ h viết thường.
- Cho trẻ phát âm.
* Chữ
k (cho trẻ làm quen tương tự chữ h)
* Củng cố:
- Các con vừa được làm quen với mấy chữ cái, là những
chữ nào?
- Cho trẻ phát âm lại hai chữ h, k.
c)
Hoạt động 3:
So sánh chữ h và chữ k
- Cho
trẻ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chữ h và chữ k.
- Cô
nhấn mạnh: Chữ h và chữ k giống nhau là đều gồm có một nét sổ thẳng ở bên
trái nhưng chúng khác nhau là chữ h có thêm một nét móc xuôi ở phía dưới, bên
phải của nét sổ thẳng, chữ k có thêm 2 nét xiên ở bên phải nét sổ thẳng.
- Cô
kể cho trẻ nghe câu chyện về hai chữ h, k mang tên: “Hai anh em”
- Giáo
dục trẻ chăm học, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.
d) Hoạt động 4: Trò chơi
luyện tập
- Trò
chơi 1: Giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh
- Trò
chơi 2: Ô cửa bí mật.
- Trò
chơi 3: Tìm bạn thân
Trong
khi trẻ chơi các trò chơi cô giáo chú ý sửa sai, động viên khen ngợi trẻ kịp
thời.
e) Hoạt động 5: Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương
- Cho trẻ nặn chữ h, k.
2) Hoạt động ngoài trời.
a )
Hoạt động 1: “Vẽ hoa đào ngày tết bằng phấn trên sân trường’’
- Cô cùng cả lớp hát bài:
“Sắp đến tết rồi”
- Các
con vừa hát bài hát gì?
- Bài
hát nói về điều gì?
- Khi
tết đến gia đình các con thường chuẩn bị những gì cho ngày tết?
- Cho
trẻ quan sát bức tranh cành đũa ngày tết và trò chuyện cùng trẻ:
- Cành
đào được trang trỡ trong ngày tết có ý nghĩa như thế nào ?
- Con
có nhận xét gì ?
- Cho
trẻ vẽ hoa đào trên sân trường, trẻ thực hiện cô quan sát động viên trẻ vẽ...
- Các
con đã cùng gia đình chuẩn bị cho ngày tết bao giờ chưa?
b)
Hoạt động 2: Trò chơi: “trồng nụ trồng hoa”
- Cô giới thiệu luật
chơi, cách chơi
+ Luật chơi: Trẻ nhảy chạm vào tay, chõn bạn phải ra ngoài 1 lần chơi.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, khi bản nhạc cất lên
là trò chơi bắt đầu, mỗi đội có 2 bạn ngồi trồng nụ, hoa, con lại các bạn
nhảy qua. Khi bản nhạc kết thúc đội
nào được nhiều lượt chơi mà không chạm vào nụ vào hoa đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Cô quan sát, động viên, khen
ngợi trẻ kịp thời.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hoạt
động
3: Chợi tự
do
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1:
Trũ chơi: “Dệt vải”
b) Hoạt động 2: “Vẽ hoa ngày tết”
*Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ: “Hoa cúc vàng”
- Dẫn
dắt vào bài.
*Hoạt động 2: Quan sát mẫu gợi ý của cô.
- Cô treo tranh mẫu vẽ hoa
ngày tết cho trẻ quan sát và nêu nhận xét:
+ Tranh vẽ những loại hoa gì?
Những loại hoa này thường có vào mùa gì? Trong ngày
tết các loại hoa này được dùng để làm gì? Chúng có
đặc điểm gì?
+ Các
loại hoa này được vẽ như thế nào, có màu sắc ra sao? Cách bố cục bài vẽ như
thế nào?...
- Sau lời nhận xét của trẻ cô khái quat lại giúp trẻ
ghi nhớ.
*Hoạt
động 3: Cô hướng dẫn trẻ vẽ.
- Cô hỏi và cho trẻ nêu ý định của mình:
+ Con định vẽ những loại hoa gì cho ngày tết?
+ Muốn vẽ được những loại hoa như ý định của con,
con sẽ vẽ như thế nào? Tô màu ra sao? Bố cục như thế nào cho hợp lý?
*Hoạt động
4: Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi ,cầm bút.
- Trẻ vẽ, cô bao quát, hướng dẫn, động viên trẻ kịp
thời.
- Gợi mở và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của
trẻ.
-
Hướng dẫn thêm cho những trẻ yếu.
*Hoạt động 5:
Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau
tìm ra sản phẩm đẹp và nêu lý do.
- Cô
nhận xét chung, tuyên dương trẻ.
c) Hoạt động 3: Chơi tự
chọn.
* Nêu gương cuối ngày.
|
- Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc.
- Trẻ thi ghép từ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ đọc
- Trẻ
lên tìm và đọc to chữ cái tìm được.
- Trẻ
quan sát.
- Trẻ
lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ
lắng nghe và chú ý quan sát
- Trẻ
quan sát và lắng nghe.
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời.
- Trẻ
phát âm.
- Trẻ
so sánh và nêu nhận xét.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi các trò chơi
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ
nặn chữ cái.
- Cả
lớp hát cùng cô.
- Trẻ
trả lời.
- Trẻ
trả lời.
- Trẻ
quan sát và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ
thực hiện.
- Trẻ
trả lời.
- Trẻ
lắng nghe cô giới thiệu luật chơi và hướng dẫn cách chơi trò chơi.
- Trẻ
chơi trò chơi.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ
đọc thơ cùng cô.
- Trẻ
lắng nghe.
-
Trẻ quan sát và nhận xét mẫu.
-
Trẻ lắng nghe.
- Trẻ
nêu ý định của mình.
- Trẻ
nhắc lại
- Trẻ
vẽ hoa ngày tết.
- Trẻ
trưng bày và nhận xét.
- Trẻ
lắng nghe.
|
Đánh giá cỏc hoạt động trong ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment