Giáo án mẫu KPXH Một số loại hoa quả
Giáo án mẫu KPXH Một số loại hoa quả I) Mục đích. *- Trẻ biết tên, đặc điểm, tác dụng của 1 số loại hoa, quả. - Trẻ biết tạ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-mau-kpxh-mot-so-loai-hoa-qua.html
KPXH Một số loại hoa quả
I) Mục đích.
*- Trẻ biết tên, đặc điểm, tác dụng của 1 số loại hoa, quả.
- Trẻ biết tạo ra các sản
phẩm từ lá cây theo ý thích.
- Trẻ thuộc bài thơ và
hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ đọc thơ diễn cảm.
*- Phát triển tư duy, khả năng giao tiếp và ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ.
- Phát triển khả năng quan
sát, phát triển óc sáng tao của trẻ.
- Phát triển khả năng nghi
nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn
cảm.
*- Giáo dục trẻ yêu cây xanh, biết chăm sóc, bảo vệ cây..
- Giáo dục trẻ biết giữ
gìn đồ dùng đồ chơi, biết trân trọng sản phẩm mình làm ra.
- Giáo dục trẻ yêu quý
người lao động và chân trọng những sản phẩm của người lao động.
- Giáo dục trẻ yêu lao
động và đoàn kết với bạn trong vui chơi.
II) Chuẩn bị.
- Tranh, lô tô, một số loại hoa quả ...
- Lá cây cho trẻ, keo dán, giấy A4, rổ đồ chơi.
- Tranh thơ, đồ chơi ở các góc.
III) Tiến hành.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học : KPXH
''Một số loại hoa,
quả''
a) Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ ''Hoa kết trái'' và trò chuyện với trẻ:
+Cô và lớp mình vừa đọc bài gì?
+Bài thơ nói về điều gì?
+Con hãy kể những loại hoa quả mà con biết?
b) Hoạt động 2:Tìm hiểu về 1 số loại hoa quả.
*Tìm hiểu về 1 số loại hoa.
- Cô nêu câu đố về ''hoa hồng'':
Thân cành có nhiều
gai
Hương thơm toả sớm mai
Trắng, hồng, nhung nhiều loại
Tên gọi là hoa gì?
Cô đưa bông hoa hồng ra cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về hoa
hồng: tên, màu sắc, mùi hương, cánh
hoa, lá...
+Cô cho trẻ kể tên các loại hoa hồng và ích lợi của chúng.
- Tiếp theo cô nêu câu đố về''hoa cúc'':
Hoa gì tươi thắm
sắc vàng
Cánh dài thường nở
muộn màng vào thu.
Cô đưa hoa cúc ra cho trẻ quan sát và nêu nhận xét về hoa cúc:
tên, màu sắc, cánh hoa, mùi...
+Cô cho trẻ kể tên các loại hoa cúc mà trẻ biết và nêu ích lợi
của các loại hoa cúc.
- Cô đọc câu đố về hoa đào:
Hoa gì nho nhỏ
Cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là Tết đến.
Cô đưa hoa đào ra cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: tên, cánh
hoa, màu sắc, thời gian hoa nở.
+Cô cho trẻ kể tên 1 số loại hoa đào mà trẻ biết và nêu ích lợi
của các loại hoa đó.
- Cô cho trẻ so sánh các loại hoa với nhau, tìm ra những điểm
giống và khác nhau.
- Cô giáo dục trẻ: biết
yêu quý, trồng và chăm sóc, bảo vệ các loại cây.
*Tìm hiểu về 1 số loại quả.
- Cô vừa đi chợ mua về 1 số loại quả cô mời các con cùng tìm
hiểu về các loại quả này nhé.
- Cô nêu câu đố về ''quả bưởi'':
Trông như quả bóng
màu xanh
Đung đưa trên cành
chờ Tết Trung Thu.
Cô đưa quả bưởi cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: tên, hình
dáng, màu sắc, mùi vị, bề mặt, ích lợi...
- Cô nêu câu đố về ''quả chuối'':
Quả gì cong cong
Xếp thành 1 nải
Nải xếp thành buồng
Khi chín vàng ươm
Ăn ngon ngọt lắm.
Cô đưa quả chuối ra cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: tên, hình
dáng, mùi vị khi xanh, khi chín, ích
lợi...
- Cô nêu câu đố về quả khế:
Quả gì 5 cánh
Cắt thành hình sao
Mẹ thường nấu xào
Với tôm với cá.
Cô đưa quả khế ra cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: tên, màu
sắc, mùi vị, ích lợi của quả...
- Cô cho trẻ so sánh các loại quả, tìm ra điểm giống và khác
nhau giữa các loại quả.
- Cô giáo dục trẻ: ăn đầy đủ các loại quả để cung cấp đầy đủ
vitamin và muối khoáng cho cơ thể; đồng thơi cúng phải yêu quý, chăm sóc và
bảo vệ các loại cây để cây cho nhiều hoa thơm, quả ngọt.
c) Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập .
- Cô cho trẻ chơi trò chơi :
+''Thi xem ai nhanh''.
+''Về đúng nhà''.
d) Hoạt động 4: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương, cho trẻ đi và hát bài ''Quả''.
2) Hoạt động ngoài
trời
a) Hoạt động1 : HĐCMĐ: ''Chơi với lá cây''.
- Cô cho trẻ đi dạo và hát bài''Lá xanh'' và trò chuyện cùng cô:
+Bài hát nói về điều gì?
+Dẫn dắt vào bài.
+Cô giới thiệu các loại lá cây với trẻ.
+Cô cho trẻ quan sát một số mẫu đồ chơi làm từ lá cây và cho trẻ
nêu nhận xét.
+Hỏi ý định của trẻ: Các con sẽ làm gì với những chiếc lá này?
Muốn tạo được sản phẩm đó con phải làm ntn?...
- Cho trẻ thực hiện: Cô quan sát, giúp đỡ trẻ, khuyến khích động
viên trẻ kịp thời.
- Nhận xét sản phẩm của trẻ.
- Cô giáo dục trẻ: biết yêu quý, trồng và chăm sóc nhiều cây
xanh để tạo môi trường xanh- sạch- đẹp.
b) Hoạt động : Trò chơi ''dung dăng dung dẻ''.
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi ''Dệt vải''.
b) Hoạt động 2: Hoạt động học
LQVH : Thơ
''Trồng cúc''.
*Hoạt động 1: Trò chuyện, gây
hứng thú.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát ''Màu hoa'' và trò chuyện với trẻ:
+Cô vừa hát bài hát gì?
+Bài hát nói về điều gì?
+Hãy kể tên 1 số loại hoa có màu vàng?
- Cô dẫn dắt vào bài.
*Hoạt động 2: Đọc thơ cho trẻ
nghe.
-Lần 1: Cô đọc bài thơ diễn cảm cho trẻ nghe.
-Lần 2: Cô đọc kết hợp tranh minh họa.
*Hoạt động 3: Đàm thoại, trích
dẫn.
+Cô vừa đọc bài thơ gì?
+Do ai sáng tác?
+Bài thơ nói về điều gì?
+Ai đã trồng lên những cây cúa đẹp?
+Mẹ dặn bé điều gì?
+Hoa cúc thường nở vào mùa nào?
+Khi hoa cúc nở mẹ sẽ cho ai?
+Bé sẽ làm gì với bó hoa mẹ cho?
+Muốn có nhiều hoa đẹp chúng mình sẽ làm gì?
- Cô giáo dục trẻ: yêu quý, trồng và chăm sóc, bảo vệ cây để cây
cho nhiều hoa thơm, quả ngọt.
*Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho lớp đọc 2-3 lần.
- Chia tổ, nhóm, cá nhân đọc(cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô hỏi lại tên bài, tên tác giả, cho cả lớp đọc lại 1 lần.
- Khi trẻ đã thuộc cô cho trẻ đọc nâng cao.
*Hoạt động 5: Kết thúc.
- Cô nhận xét tuyên dương.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
*) Nêu gương cuối
ngày.
|
- Trẻ đọc và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ kể.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ kể.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ giải câu đố
-Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ giải câu đố
-Trẻ chú ý và nêu nhận xét.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ chú ý và nêu nhận xét.
- Trẻ so sánh.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ đi và hát.
- Trẻ đi và hát.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Trẻ đàm thoai cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment