Giáo án mẫu Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò
Giáo án mẫu Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò I) Mục đích. * - Trẻ thực hiện thành thạo vận động “ ném trúng đích nằm ngang ” ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2016/11/giao-an-mau-nem-trung-dich-nam-ngang-nhay-lo-co.html
Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò
I) Mục đích.
*- Trẻ thực hiện thành
thạo vận động “ném trúng đích nằm
ngang” và biết nhảy lò cò.
- Trẻ biết hạt đỗ nảy mầm
như thế nào, biết môi trường sống và cách chăm sóc cây đỗ.
- Trẻ biết tên bài, tên
tác giả và biết đọc theo cô bài thơ “Trồng cúc”.
*- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng vận động, khả năng phối hợp nhịp
nhàng chân, tay và mắt.
- Phát triển ngôn ngữ, khả
năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng ghi
nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Trẻ chú ý thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn của cô.
- Biết yêu quý, trồng và
chăm sóc cây xanh.
II) Chuẩn bị.
- Xắc xô, đích nằm ngang, 6-8 túi cát.
- Chậu gieo hạt đỗ đã nảy mầm và hạt đỗ để trẻ gieo thí nghiệm.
- Tranh thơ, đồ chơi các
góc.
III) Tiến hành.
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Bổ sung
|
1) Hoạt động học: Thể dục:
''Ném trúng đích
nằm ngang, nhảy lò cò''.
* Kiểm tra sức khỏe của trẻ
a) Khởi động.
- Cô cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi rồi ra hàng theo
tổ.
b) Trọng động.
*BTPTC: Cô cho trẻ tập
các động tác theo nhịp đếm.
- Tay: đưa ra trước, lên cao.
- Lườn: tay đưa cao, nghiêng người sang 2 bên.
- Chân: khuỵu gối, tay đưa trước.
- Bật: tách, chụm.
*VĐCB:''Ném trúng đích
nằm ngang, nhảy lò cò''.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần, lần 2 cô phân tích động tác:
một tay cầm túi cát, mắt nhìn thẳngđích, tư thế người thẳng, khi
có hiệu lệnh nghiêng người ra sau lấy đà đưa tay ra trước, sau, lên cao, dùng
sức của cánh tay, bả vai ném mạnh trúng đích. Sau đó nhảy lò cò lên lấy túi
cát rồi về chỗ.
- Cô cho 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên tập thử .
- Cho lần lượt trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ thi đua theo đội (cô bao quát, động viên, nhắc nhở
thêm cho trẻ ).
+ Cô cho trẻ đếm, kiểm tra kết quả sau mỗi đợt thi đua.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
c) Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.
2) Hoạt động ngoài
trời.
a) Hoạt động 1: HĐCMĐ: Quan sát sự phát triển của cây đỗ
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Đuổi chim” và trò chuyện với trẻ:
+Chúng mình vừa nghe cô hát bài hát gì?
+Bài hát nói về điều gì?
- Dẫn dắt vào bài.
- Cô giới thiệu, cho trẻ quan sát chậu đỗ và nêu nhận xét:
+Ai có nhận xét gì về chậu đỗ?
+Hat đỗ nảy mầm ntn?
+Thân cây như thế nào?
+Lá cây như thế nào?
+Muốn hạt đỗ nảy mầm được cần có những điều kiện gì?
+Cho trẻ thí nghiệm gieo hạt đỗ vào chậu và hướng trẻ theo dõi
quan sát trong các ngày tiếp theo.
- Cô giáo dục trẻ: yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây.
b) Hoạt động 2: Trò chơi “Gà trong vườn rau”
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi ''Ai nhanh hơn''.
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cô chơi mẫu cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ chơi trò chơi: Cô quan sát, động viên trẻ kịp thời.
b) Hoạt động 2: Làm quen bài thơ:
Trồng cúc
- Cô cho trẻ hát bài: “Hoa trong vườn”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Cô đọc bài thơ lần 1,giới thiệu tên bài và tên tác giả.
- Cô đọc làn 2 kết hợp tranh minh họa.
- Cho trẻ đọc 4-5 lần cùng cô ( cô chú ý sửa sai)
- Giáo dục trẻ yêu cây xanh, biết chăm sóc, bảo vệ cây.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn
*) Nêu gương cuối
ngày.
|
- Trẻ trả lời
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập các động tác cùng cô giáo
- Trẻ quan sát cô vận động và phân tích vận động.
- Trẻ làm mẫu.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ kiểm tra kết quả.
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
- Trẻ lắng nghe.
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ thí nghiệm gieo hạt đỗ vào chậu
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe cô đọc thơ.
- Trẻ nghe cô đọc và quan sát tranh.
- Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.
- Trẻ nghe cô nhắc nhở.
- Trẻ chơi tự chọn.
|
Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment