Giáo án lớp chồi Quan sát tranh cây bàng
Giáo án lớp chồi Quan sát tranh cây bàng CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. HĐ có mục đích - Quan sát tranh cây bàng 2. Trò chơi ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/12/giao-an-lop-choi-quan-sat-tranh-cay-bang.html
Quan sát tranh cây bàng
CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát tranh cây bàng
2. Trò chơi -TCVĐ ‘Gieo hạt’ (Mới)
- TCDG : Chi chi chành chành
3. Chơi tự do
I.
Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời
được 1 số câu hỏi của cô
- Trẻ biết tên gọi và 1 số đặc
điểm nổi bật của cây bàng
- Trẻ biết tên trò chơi, luật
cách chơi, biết chơi các trò chơi
- Phát triển cơ chân, cơ tay.
Phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng vận động, quan sát,
ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Luyện phát âm và diễn đạt đủ
câu cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ
học.
- Biết đoàn kết trong khi chơi
II.
Chuẩn bị
- Tranh cây bàng
- 1 số đồ dùng đồ chơi
III.Tiến
trình dạy học
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
1.Ổn
định tổ chức
- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo
hạt”
2.
Nội dung
*
HĐ 1. Quan sát tranh cây bàng
- Cô đưa tranh cây bàng ra hỏi
trẻ:
- Đây là cây gì?
- Cô phát âm
- Cho cả lớp phát âm 2-3 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm
- Cây bàng có những đặc điểm
gì? Gốc cây bàng đâu?
- Gốc cây bàng có gì?
- Đây là gì của cây bàng?
- Thân cây bàng màu gì?
- Tán lá bàng đâu?
- Tán lá bàng màu gì?
- Trồng cây bàng để làm gì?
- Cây bàng phát triển và lớn
lên nhờ vào những gì?
- Cô khái quát lại về cây bàng.
=>Giáo dục trẻ phải biết chăm sóc, bảo vệ, tưới nước,
không bứt lá, bẻ cành cây…
*
HĐ 2. Trò chơi
* Cô giới thiệu tên trò chơi “
Gieo hạt”
- Luật chơi: Trẻ thực hiện các
động tác phù hợp với lời ca
- Cách chơi: Cho trẻ đứng vòng
tròn và thực hiện các động tác theo lời ca như sau:
+ Gieo hạt: Từ từ ngồi xuống, 2
tay vẫy sát mặt đất
+ Nẩy mầm: Từ từ đứng thẳng lên
+ Một cây: Giơ 1 tay lên cao
+ Hai cây: Giơ 2 tay lên cao
+ Một nụ: Úp 1 bàn tay xuống
+ Hai nụ: Úp 2 bàn tay xuống
+ Một hoa: Ngửa 1 bàn tay lên
và xòe các ngón ra
+ Hai hoa: Ngửa nốt bàn tay còn
lại lên và xòe các ngón ra
+ Mùi hương thơm ngát: Đưa 2
tay vào mũi hít thật sâu làm đt ngửi hoa
+ Một quả: Giơ 1 tay ngang
ngực, ngửa bàn tay ra
+ Hai quả: Ngửa tiếp bàn tay
còn lại ra
+ Gió thổi cây nghiêng: Giơ 2
tay thẳng trên đầu. Nghiêng người sang trái,sang phải vừa làm đt vừa nói: “
Gió thổi”
( nghiêng sang trái), “ Cây
nghiêng” ( nghiêng sang phải)
+ Lá rụng, nhiều lá: Ngồi thụp
xuống đất và nói: “Nhiều lá”, 2 tay lắc cổ tay.
- Cô chơi mẫu
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
* TCDG “Chi chi chành chành”
- Cô gt tên trò chơi, cách chơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Chơi tự do
-
Cô giới thiệu một số trò chơi, cho trẻ chơi cô quan sát.
|
- Trẻ chơi
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp phát âm
- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
|
Post a Comment