Giáo án Lớp Nhỡ NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 3 VÀ CHỮ SỐ 3
Giáo án Lớp Nhỡ Lĩnh vực phát triển nhận thức NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 3 VÀ CHỮ SỐ 3 I. Mục đích - Y êu cầu 1. Kiến thức ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/03/giao-an-lop-nho-nhan-biet-so-luong-3-va-chu-so-3.html
Giáo án Lớp Nhỡ
Lĩnh vực phát triển nhận thức
NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG 3 VÀ CHỮ SỐ 3
I.
Mục đích - Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết số lượng. Nhận biết chữ số 3.
2. Kĩ năng
-
Rèn cho trẻ kĩ năng đếm, tạo được nhóm có số lượng tương ứng với số 3.
-
Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ: nói to, rõ ràng, nói đủ câu, biết diễn đạt theo ý của mình.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập tốt.
II.
Chuẩn bị
* Của cô
- Bài hát “Cả
nhà thương nhau”
- Một số nhóm đồ
dùng đồ chơi có lượng 2 đặt
xung quanh lớp
- Lô tô bát, thìa… có số lượng 3, thẻ số 3
-
Thẻ chữ số từ 1- 3
- Tranh 3 ngôi nhà
* Của trẻ
-
Lô tô bát, thìa… có số lượng 3
- Một số đồ chơi
khác có số lượng 3
- Rổ đựng thẻ chữ số
-
Thẻ chấm tròn từ 1- 3
III.
Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Vào bài
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà
thương nhau”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát
- Cô
cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình
2.
Nội dung
* Ôn số lượng 2
- Trong lớp chúng ta có rất nhiều đồ
dùng đồ chơi, các con hãy tìm xem những đồ vật nào có số lượng là 2
và gắn chữ số tương ứng nào
- Cho trẻ tìm và đặt số tương ứng
- Cô kiểm tra và nhận xét
- 2 cái bát, 2 cái thìa, 2 cái khăn, 2
cái rổ, 2 cái cốc…
* Nhận biết số lương và chữ số 3
- Các con ơi trong gia đình chúng mình
có rất nhiều đồ dùng, bây
giờ các con cùng cô xếp hết số bát ở trong rổ ra nào, các
con xếp từ trái qua phải nhé.
- Cô cho trẻ xếp hết số thìa tương ứng
xuống dưới
- Cho trẻ nhận xét 2 nhóm thìa và bát?
- Nhóm nào nhiều hơn, nhiều hơn
là mấy?
- Vậy muốn 2 nhóm này bằng nhau các
con phải làm gì?
- Chúng mình phải thêm mấy cái bát?
- Bây giờ chúng ta phải nhanh tay
thêm 1 cái bát để tương ứng với nhóm thìa nào.
- Cho trẻ đếm từng nhóm bát và thìa
- Để biểu thị số lượng là 3 ta dùng
thẻ chữ số mấy?
- Cô gắn thẻ chữ số 3 tương ứng
với 3 cái bát và 3 cái thìa
- Cô cho trẻ đếm lại số bát và
số thìa cất vào rổ
- Cô giới thiệu số 3: Đây là số 3
- Con có nhận xét gì về số 3
nào?
- Cô nêu cấu tạo chữ số 3 là một
nét cong phải phía trên nối liền với nét cong phải phía dưới
- Cô phát âm và cho trẻ đọc
- Cô nêu cấu tạo của chữ số 3
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua
nhau đọc chữ số 3
* Trò chơi “Tìm số tìm số”
Cô phổ biến cách chơi
- Cô
phát cho mỗi bạn một rổ đựng thẻ chữ số từ 1 -
3. Khi cô có hiệu lệnh tìm một số nào đó từ 1 - 3
thì trẻ có nhiệm vụ nhanh tay nhanh mắt lấy đúng thẻ số mà cô yêu
cầu rồi giơ lên
VD:
Tìm số 3
- Luật
chơi: Bạn nào lấy sai thẻ số phải hát một bài hát
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
* Trò chơi: “Tìm đúng số nhà”
- Cô đặt ba ngôi nhà ở 3 vị trí khác
nhau trong lớp.
Trên mỗi ngôi nhà đều có gắn chữ số 1, 2, 3
- Cô phát cho mỗi trẻ những thẻ chấm
tròn tương ứng với chữ số gắn ở ngôi nhà
- Khi có hiệu lệnh của cô trẻ phải tìm
được ngôi nhà có số tương ứng với thẻ chấm tròn
- Trẻ nào tìm sai sẽ bị loại ra khỏi
vòng chơi
- Cho trẻ chơi 3 - 4
lần
3.
Kết thúc
- Cho trẻ đọc bài thơ “Gió từ tay mẹ”
|
- Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ kể
- Trẻ tìm và đặt
số tương ứng
- Trẻ xếp
- Trẻ xếp
- Không bằng nhau ạ
- Nhóm thìa nhiều hơn, nhiều hơn
là 1 ạ
- Trẻ trả lời
- Thêm 1 ạ
- Trẻ thêm 1 cái bát
- Trẻ đếm
- Chữ số 3
- Trẻ cất số
bát và số thìa
- Lắng nghe và quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc cùng cô
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc chữ số 3
- Trẻ
chú ý lắng nghe
- Trẻ tìm số giơ lên
- Trẻ hào hứng chơi
- Trẻ đọc rồi ra chơi
|