Giáo án Dạy hát: Mình đi học
Giáo án Dạy hát: Mình đi học Nghe hát: Cô Giáo. TCÂN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng 1. Mục đích: * Kiến thức: ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-day-hat-minh-di-hoc.html
Giáo án Dạy hát: Mình đi học
Nghe hát: Cô Giáo.
TCÂN: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng
1. Mục đích:
*
Kiến thức: Trẻ
nhớ tên bài hát, hát thuộc, hát rõ lời và hiểu nội dung bài hát.
*
Kỹ năng:
-
Trẻ hát đúng giai điệu bài hát. Chơi trò chơi đúng cách chơi, luật chơi.
-
Chú ý nghe cô hát và biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
*
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
2. Chuẩn bị:
-
Đàn ghi sẵn nhạc bài hát
-
Một số dụng cụ như xắc xô, trống lắc phách tre, 4 vòng tròn.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động :
*
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-
Cô cho trẻ đọc thơ: “Bé không khóc nữa”, gợi
hỏi trẻ:
+
Các cháu vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về ai?
+
Khi bé tới trường thì như thế nào? ở trường có ai?
+
Các bạn như thế nào với nhau?
*
Hoạt động 2: Dạy hát: “Mình đi học”.
-
Cô hỏi: Đến lớp các cháu thường chơi đùa với ai?
-
Có một bài hát viết về tình bạn rất hay, bài hát viết về các luôn yêu thương
nhau, chơi với nhau rất thân thiết. Đó là bài hát “Mình đi học” sáng tác của
nhạc sỹ Phạm Yến.
-
Cô mở nhạc hát cho trẻ nghe 2 lần.
-
Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Bài hát của nhạc sĩ nào?
+
Bài hát nói lên điều gì? Các bạn chơi với nhau như thế nào?
+
Thế các cháu khi chơi với các bạn thì phải chơi như thế nào?…
*
Giáo dục: Cô
giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, khi chơi phải chơi đoàn kết
đùm bọc lẫn nhau.
-
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát từng câu theo cô.
-
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
-
Cả lớp hát cả bài theo nhạc. Các bạn nam hát, các bạn nữ hát cùng cô 1 lần.
-
Cô tổ chức cho trẻ từng tổ, nhóm, cá nhân hát và vỗ tay, gõ đệm theo nhịp bài
hát. Sau mỗi lần trẻ hát cô và bạn cùng nhận xét, sửa sai nếu trẻ hát chưa
đúng.
-
Tổ chức cho trẻ cả lớp hát “Giọng hát to, giọng hát nhỏ” 1 lần.
*
Hoạt động 3: Nghe hát: “Cô giáo”, nhạc sĩ sáng tác “Đỗ Mạnh
Thường”.
-
Cô giới thiệu về nội dung, tên bài hát, tác giả sáng tác bài hát tới trẻ.
-
Cô hát lần 1. Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
-
Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô theo nhạc và lời bài
hát bằng cách nhún nhảy, vận động.
*
Hoạt động 4: Trò chơi
âm nhạc: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”
-
Cô giới thiệu nêu cách chơi, luật chơi, cho 2 trẻ nhắc lại và tổ chức cho trẻ
chơi 3 - 4 lần.
-
Cô động viên và khuyến khích trẻ hứng thú trong khi chơi.
* Kết thúc: Cả lớp hát và nhún chân theo nhịp
bài hát “Mình đi học” đi ra
ngoài.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Tham quan các lớp học trong trường
- TCDG:
Rồng rắn lên mây; - Chơi tự do:
Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Mục đích: - Trẻ biết tên trường và các phòng, biết xung quanh
trường có những gì.
- Giáo
dục cho trẻ biết ý nghĩa của việc đến trường.
2. Chuẩn bị:
-
Cô liên hệ trước với các cô ở các lớp. Mũ thỏ đủ cho trẻ.
-
Đ/c ngoài trời: Cầu trượt, đu quay, ngựa sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động:
* Tham quan các
lớp trong trường.
-
Cô kiểm
tra sức khỏe của trẻ và thảo luân với trẻ trước khi ra sân phải tắt điện, tắt
quạt và xuống sân phải như thế nào?
-
Cô cùng trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Trường mầm non Thị Trấn”, cô đưa trẻ đi
tham quan các lớp trong trường. Khi đến lớp nào cô giới thiệu với trẻ về tên cô
giáo của lớp đó, cho trẻ tự làm quen với các bạn mới.
-
Cô dẫn trẻ về ngồi vào chiếu nơi cô đã chuẩn bị sẵn và hỏi trẻ:
+
Cô vừa cho các con đi đâu? Đó là những lớp nào?
+
Các lớp đó do cô nào dạy? Các cháu thấy các bạn ở các lớp khác như thế nào?
+
Thế khi chơi với nhau các cháu phải chơi như thế nào?.
* TCDG: Rồng rắn lên mây: Cô nêu cách chơi, luật chơi và
chơi cùng trẻ 4- 5 lần. Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ
chơi hứng thú,…
* Chơi tự do: Chơi với cầu trượt, đu quay,
ngựa. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
* Hoạt động góc:
Góc X©y dùng ( góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOAT ĐỘNG CHIỀU
Nội
dung hoạt động: - Hướng dẫn trò chơi mới: “Ai đoán giỏi”.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Mục đích, yêu
cầu.
-
Trẻ biết tên trò chơi, trẻ chơi trò chơi một cách đúng luật và chơi hứng thú.
2. Chuẩn bị : - Trống lắc, xắc xô, phách tre.
Mũ chóp kín. Đ/c các góc đầy đủ.
3. Tiến trình tổ
chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò
chơi mới: T/c “Ai đoán giỏi”.
-
Cô giới thiệu
tên trò chơi, cách chơi, luật chơi tới trẻ:
-
Cô gọi cháu A lên bảng, đầu đội mũ chóp kín mắt.
-
Cô gọi cháu B bất kì đứng tại chỗ hát và kết hợp gõ một dụng cụ âm nhạc, đố trẻ
A biết tên bạn hát, số lượng bạn hát, dụng cụ gõ là gì?
-
Tăng dần số lượng trẻ hát, số lượng dụng cụ gõ đệm.
* Chơi ở các góc
theo ý thích.
-
Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ chơi theo ý thích ở các nhóm, khi trẻ nhóm 1
học máy xong cô cho trẻ nhóm 2 lại học.
-
Cô bao quát trẻ và nhắc trẻ không đi lại lộn xộn, không tranh dành đồ chơi với
bạn.
-
Chơi xong trẻ biết thu dọn đồ chơi gọn gàng vào góc.
-
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày.
(Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………..…
Post a Comment