Giáo án KPKH: Lớp học của bé có gì?
Giáo án KPKH: Lớp học của bé có gì? 1. Mục đích. * Kiến thức: - Trẻ biết được tên lớp, tên cô giáo và tên các bạn trong lớp (đặc điể...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/giao-an-kpkh-lop-hoc-cua-be-co-gi.html
Giáo án KPKH: Lớp
học của bé có gì?
1. Mục đích.
* Kiến
thức:
- Trẻ biết được tên lớp, tên cô
giáo và tên các bạn trong lớp (đặc điểm, sở thích của các bạn).
-
Biết được một số đồ dùng đồ chơi, một số hoạt động của cô và trẻ ở trong lớp.
*
Kỹ năng:
- Biết giới thiệu tên mình, tên
bạn, biết được các hoạt động của mình và bạn ở lớp. Nói lên được công việc của
cô giáo…
* Thái
độ:
-
Giáo dục trẻ yêu thương bạn bè, kính trọng cô giáo, biết giữ gìn bảo quản đồ chơi
cẩn thận.
2.Chuẩn bị:
-
Tranh ảnh về lớp học, về đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
-
Tranh vẽ cô giáo đang dạy học.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hoạt động: Gây hứng thú.
-
Cô và trẻ hát bài “Trường MN Thị trấn”,
cô gợi hỏi:
+
Các cháu vừa hát bài gì? Các cháu đến trường để làm gì?...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về lớp học của bé.
-
Cô hỏi trẻ: Các cháu đi học để làm gì?
+
Thế các cháu đang học lớp nào?
+
Trong lớp có những góc chơi nào?
+
Có những đồ chơi gì? Cháu thích góc chơi nào nhất? Tại sao?
+
Khi chơi ở các góc, chơi với các đồ chơi các cháu phải như thế nào?...
-
Cô gọi một số trẻ đứng dậy, cho trẻ tự giới thiệu tên mình, tên các bạn. Cô gợi
hỏi:
+
Cháu chơi thân với bạn nào nhất? Tại sao?
+
Các cháu thường được chơi những trò chơi gì?
+
Cháu thích trò chơi nào nhất? Vì sao?
+
Cô giáo đã dạy các cháu những gì?
+
Thế lớp mình có mấy cô giáo? Tên của cô giáo là gì?
-
ở lớp cô thường làm những công việc gì?
-
Cô đưa bức tranh “Cô giáo đang dạy học”
ra cho trẻ quan sát và gợi hỏi:
+
Bức tranh vẽ về ai? Cô giáo đang làm gì?
+
Các bạn đang làm gì? Các bạn ngồi học như thế nào?
+
Vậy các cháu ngồi học phải như thế nào?
+
Cô giáo dạy các cháu những gì?...
* Hoạt động 3: Trò chơi “Đôi bàn tay”.
-
Trẻ ngồi trên sàn nhà, nghe, quan sát các động tác và làm cùng cô.
-
Cô đọc: Đôi bàn tay có thể nói – theo cách riêng của mình – khi gặp người bạn
thân – bàn tay giúp tôi nói:
-
“Xin chào” (giơ tay bắt và lắc lắc); “Đến đây nào” (giơ tay khoát về phía mình)
-
“Tôi đồng ý-ok” (Vòng ngón cái với ngón trỏ thành vòng tròn)”…
*
GDT: Biết thương bạn bè, kính trọng cô giáo, biết giữ gìn bảo quản đồ chơi cẩn
thận.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ chuyển hoạt động khác.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Giải một số câu đố về
đồ dùng học tập
- TCVĐ: Cáo và Thỏ. - Chơi
tự do: Chơi với cát, nước…
1.
Mục đích:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc câu
đố để trả lời. Hứng thú tham gia vào trò chơi, khi chơi với cát và nước không
để ướt, bẩn quần áo.
2.
Chuẩn bị: - Đủ
chổ cho trẻ ngồi trong bóng râm, một số đồ dùng học tập.
- Giỏ rác. Nước, cát, ca cốc,
chai, lọ…
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Giải một số câu đố về đồ dùng học tập.
-
Cô thảo luân với trẻ trước khi ra sân phải tắt điện, tắt quạt và xuống sân phải
như thế nào?
- Cô dẫn trẻ ra sân ngồi dưới giàn
hoa Tigôn. Cho trẻ đọc bài thơ “Bé tới trường”.
- Hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài
thơ gì? Các cháu đến trường để làm gì?
+
Cháu học lớp nào? Thế các cháu có biết trong lớp mình có đồ dùng gì?
-
Cô đọc câu đố về một số đồ dùng cho trẻ đoán: Bút màu, bảng con, phấn… đồ dùng
đó dùng để làm gì?..
-
Trẻ đoán được đồ dùng gì cô đưa đồ dùng đó ra cho trẻ quan sát, nhận xét.
* TCVĐ: Cáo và
Thỏ.
-
Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi (Cho trẻ chơi 3 4 lần)
*
Chơi tự do:
Chơi với cát, nước… Cô
chú ý bao quát trẻ chơi ngoan, an toàn.
-
Chơi xong cho trẻ đi rửa tay, dặn dò trẻ vặn vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc:
Góc häc tËp ( góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Đọc
thơ: “Bạn mới”.
- Vệ sinh lớp học
1.
Mục đích, yêu cầu.
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác
giả, hiểu nội dung và đọc diễn cảm bài thơ
-
Trẻ biết cách sắp xếpvà lau các giá đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của cô
2.
Chuẩn bị:- Bức
tranh vẽ về các bạn đang chơi. chậu nước, khăn lau
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Đọc thơ “Bạn
mới”. - Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe 2
lần và hỏi trẻ:
+
Cô vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về ai?...
-
Cô cho trẻ đọc theo cô.- Khi trẻ đã thuộc cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân thi đua
đọc, xem tổ nào… đọc hay hơn, đúng hơn.
* Vệ sinh lớp học
-
Cô phân công nhiệm vụ cho từng tổ và từng cá nhân, sau đó cô hướng dẫn các góc
cho các tổ và dặn dò khi lấy thì phỉa biết dặt nhẹ nhàng khi lau xong các giá
thì phải biết sắp xếp đúng và gọn gàng theo các goc
-
Cô cho trẻ thực hiện, cô bao quát và hướng dẫn thêm các tổ thực hiện
-
Cô nhận xét các tổ và tuyên dương trẻ, động viên khuyến khích những tổ chưa đạt
để lần sau cô gắng
*
Đánh giá cách hoạt động trong ngày (ăn
- ngủ - HĐCCĐ - HĐNT).
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment