Giáo án Lớp Nhỡ Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ NẶN CÁI BÁT
Giáo án Lớp Nhỡ Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ NẶN CÁI BÁT I. Mục đích - yêu cầu 1. Kiến thức ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2018/03/giao-an-lop-nho-linh-vuc-phat-trien-tham-mi-nan-cai-bat.html
Giáo án Lớp Nhỡ
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
NẶN CÁI BÁT
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết làm mềm đất, xoay tròn, ấn bẹp, miết đất, ấn lõm...
để tạo thành cái bát.
2. Kỹ năng
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn kỹ năng xoay tròn, ấn lõm... cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn thành quả lao động, biết ơn người tạo ra sản
phẩm.
II. Chuẩn bị
* Của cô
- Câu đố về cái bát
- Chiếc bát thật
- Mẫu của cô
- Đất nặn, bảng con
*Của trẻ
- Đất nặn, bảng con.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Vào bài
- Cô đọc câu đố về cái
bát:
“Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ
nhau đi nằm”
Đố là cái
gì?
- Cái bát là đồ dùng ở đâu?
- Bát được dùng để làm gì?
- Ngoài chiếc bát là đồ dùng trong gia đình, con còn biết
những đồ dùng gì hãy kể cho cô và các bạn biết nào?
- Các con phải làm gì để giữ gìn đồ dùng trong gia
đình?
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con nặn một đồ dùng có
trong gia đình đó là chiếc bát.
2. Nội dung
* Quan sát, đàm thoại:
+ Cô cho trẻ quan sát chiếc bát thật:
- Cô có gì đây?
- Con có nhận xét gì về chiếc bát này?
- Bát có mấy phần?
- Được làm bằng gì?
- Bát được dùng để làm gì?
- Ngoài chiếc bát được làm bằng sành sứ ra, con còn biết
những loại bát nào khác?
+ Cho trẻ quan sát mẫu của cô:
Cô cũng đã nặn sẵn một chiếc bát rồi, các con cùng chuyền
tay nhau quan sát:
- Chiếc bát có mấy phần?
- Nó được làm bằng gì?
- Có màu gì?
- Để nặn được chiếc bát này cô đã nặn như thế nào?
- Các con có muốn nặn được chiếc bát giống như của cô
không?
Trước tiên các con hãy quan sát cô nặn mẫu nhé.
* Cô nặn mẫu
- Trước tiên cô làm mềm đất, sau đó chia làm 2 phần, phần
đất to làm thân bát, phần đất nhỏ làm đế bát. Phần đất tô cô đặt xuống bảng
úp lòng bàn tay phải lên đất rồi xoay tròn, sau đó cô ấn lõm và miết đều cho
đến khi lòng bát rộng ra đến khi thành hình cái bát. Khối đất nhỏ cô đặt lên
bảng ấn bẹp để làm đế bát. Vậy là cô đã nặn xong cái bát rồi
* Trẻ thực hiện
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ nặn
+ Hỏi trẻ con sẽ nặn cái bát như thế nào?
+ Có mấy phần?
- Trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn trẻ vẽ.
* Nhận xét, trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cho trẻ lần lượt nhận xét sản phẩm.
- Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ vẽ đẹp. Động viên
khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc
- Cô cho trẻ ra chơi
|
- Nghe cô đọc câu đố
- Trẻ trả lời
- Đồ dùng trong gia đình
- Để đựng cơm
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát.
- Chiếc bát
- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Để đựng cơm...
- Trẻ kể
- Quan sát
- 3 phần
- Đất nặn
- Màu đỏ
- Trẻ trả lời
- Có ạ
- Quan sát cô nặn mẫu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- 3, 4 trẻ nhận xét
- Trẻ nghe cô nhận xét
- Trẻ ra chơi
|