Giáo án lớp bé Trò chuyện về một số PTGT đường bộ

Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ Giáo án lớp bé Trò chuyện về một số PTGT đường bộ

Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ
Giáo án lớp bé
Trò chuyện về một số PTGT đường bộ

NỘI DUNG
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Trò chuyện về một số PTGT đường bộ
- Trẻ nhận biết, phân biệt giống nhau và khác nhau của các loại phương tiện giao thông đường bộ.
- Biết được đặc điểm các phương tiện giao thông đường bộ: Ôtô, xe máy, xe đạp, xe buýt, xe tải…
- Biết được một số qui định giao thông đường bộ: Người đi bộ đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải. Khi gặp đèn đỏ phải dừng lại, người ngồi trên xe phải đội mủ bảo hiểm…

- Side bài giảng có hình ảnh: một số phương tiện giao thông
- Đồ chơi một số phương tiện giao thông.
- Tích hợp: văn học, âm nhạc

* Vui cùng tiết học
- Lớp hát bài: "Em tập lái ô tô"
- Trong bài hát nhắc tới loại xe gì?
- Các con hãy nói cho cô biết các con đang được đội mũ gì?
- Vậy ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài ô tô là phương tiện giao thông đường bộ ra các con còn biết phương tiện nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ nữa?
- Đúng rồi đó các con, ngoài ô tô ra có rất nhiều phương tiện giao thông để giúp chúng ta đi lại dễ dàng từ nơi này đến nơi khác. Vậy hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về các loại phương tiện giao thông đường bộ nhé!  
* Bé cùng khám phá
a, Xe đạp:
- Cô đọc câu đố (Cô đố, cô đố):
“Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ”
- Đó là xe gì?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
- Xe đạp gồm có những bộ phận nào?

- Dùng để làm gì?

- Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?
- Tại sao xe đạp lại chạy chậm?

- Ngoài chiếc xe đạp các con vừa thấy cô còn có 1 số loại xe đạp khác các con cùng xem nhé. Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các loại xe đạp.
- Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường nào?
b, Xe máy
- Cô lại có 1 câu đố nữa, các con nghe nhé.
"Xe gì hai bánh
                 Tiếng kêu bình bịch
                 Chạy bon bon.
- Đố là xe gì?
- Nhìn xem cô có hình ảnh gì?
- Xe máy có những phần nào?
- Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chở được mấy người?
- Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải thực hiện những qui định gì?
- Nó nhờ vào cái gì để chạy?
- Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào?
- Ngoài ra cô cũng có thêm 1 số hình ảnh các loại xe máy khác đấy.
+ So sánh xe đạp, xe máy. Cô củng cố.
c, Xe ô tô
- Cô điều khiển ô tô đồ chơi chạy từ trong ra, hỏi trẻ cô có gì đây?
- Đây là ô tô đồ chơi, ngoài ra cô còn chụp được 1 tấm hình 1 chiếc ô tô thật, các con cùng nhìn lên màn hình nhé.
- Ô tô con có đặc điểm như thế nào?
- Thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Ô tô con dùng để làm gì?
- Ô tô con nhờ vào cái gì để chạy?
- Ngoài ô tô con ra cô còn một loại ô tô khác nữa các con cùng xem nhé ( Xem hình ảnh ô tô tải và đọc tên xe).
- Xe ô tô tải có đặc điểm gì bạn nào biết?
- Còi của ô tô kêu như thế nào?
- Ô tô chạy nhanh hay chạy chậm?
- Người lái ô tô gọi là gì?
-Thế bác tài xế khi lái xe phải thực hiện qui định gì?
+ Cho trẻ so sánh ô tô conô tô tải.
- Xe ô tô conô tô tải có đặc điểm nào giống nhau ?
- Khác nhau điểm nào ?
- Hôm nay cô và các con vừa tìm hiểu về các phương tiện giao thông đường nào?
- Ngoài xe đạp, xe máy, ô tô thuộc phương tiện giao thông đường bộ, con hãy kể cho cô và các bạn biết một số phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?
(Trẻ xem hình ảnh mở rộng các ptgt đường bộ)
- Vậy khi đi trên các phương tiện này các con phải đi như thế nào?
- Khi đến ngã tư đường phố thì các con đi như thế nào?
- Khi đi bộ thì các con đi như thế nào?
- Khi đi qua ngã tư đường phố muốn qua đường thì các con đi như thế nào?
* Nhanh tay, nghe rõ
- Cô nói yêu cầu trẻ lấy xe phù hợp với yêu cầu của cô
* Trò chơi: “ Mua các phương tiện giao thông”
  Cách chơi: Cho 2 đội chơi, cô để lô tô các phương tiện giao thông lên bàn, 2 đội phải chọn đúng phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô. Nhóm nào mua  được nhiều và đúng theo yêu cầu sẽ chiến thắng.
- VD: Đội 1 mua xe 2 bánh, đội 2 mua xe 4 bánh.
- Tổ chức cho trẻ chơi. 
* Kết thúc
- Các con có thích được đi trên các phương tiện giao thông kể trên không? Vì sao?
- Giáo dục: Các con biết không, các loại phương tiện giao thông giúp mọi người đi lại dễ dàng. Ngày nay, do nhu cầu trong cuộc sống nên xe cộ có rất nhiều nên khi đi đường, qua đường, ngồi xe... nếu không chấp hành tốt các quy định giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, khi đi xe thì phải đội mũ bảo hiểm, không đùa giởn, khi đi thuyền thì phải mặc áo phao các con nhé!
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS tranh xe ngựa, xe xích lô, xe ba gác
TCVĐ: Cáo và thỏ
- Chơi theo ý thích.
- Trẻ biết các phương tiện thô sơ tham gia giao thông đường bộ.
- Trẻ tuân thủ các luật lệ giao thông đường bộ
- Trẻ hứng thú hoạt động và chơi trò chơi.
- Tranh các phương tiện thô sơ
- Mũ cáo, mũ thỏ
-Một số đồ dùng, đồ chơi khác
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Qua ngã tư đường phố” trẻ đứng tự do quanh cô, Trẻ nói cho cô biết về những điều trẻ biết về một số phương tiện giao thông thô sơ.
*Nội dung:
Hôm nay chúng mình cùng quan sát xem những phương tiện giao thông thô sơ có đặc điểm gì, có công dụng gì nhé.
Cô cùng trẻ quan sát xe ngựa:
- Đây là xe gì?
- Xe ngựa là phương tiện giao thông đường gì?
- Xe ngựa có những bộ phận nào?
- Xe ngựa giúp gì cho chúng ta?
- Vì sao lại gọi là xe ngựa?
Quan sát tranh xe xích lô:
- Còn đây là xe gì?
- Xe xích lô dùng để làm gì?
- Xe xích lô là phương tiện giao thông đường gì? Vì sao lại gọi là phương tiện giao thông đường bộ?
Quan sát xe ba gác:
- Đây là xe gì? Nhà bạn nào có xe ba gác này
- Xe này có đặc điểm gì?
- Xe ba gác dùng để làm gì?
*Giáo dục trẻ: Các con biết các loại phương tiện giao thông thô sơ có rất là nhiều công dụng, chúng ta phải biết giữ gìn chúng thật cẩn thận nhé.
*TCVĐ: Cáo và thỏ
Cô cùng trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chơi của trò chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt. Cô khen và động viên trẻ chơi.
*Chơi theo ý thích:
Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi các đồ chơi. Đảm bảo an toàn cho trẻ chơi.
HOẠT ĐỘNG GÓC
GC: - Tô màu tranh chủ đề
GKH:
- Nấu một số món ăn bé thích
- Lắp ghép tự do
- Cắt dán ô tô.
- Đong đo cát nước, lau lá cây






(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Sinh hoạt tập thể
Tập nhảy dân vũ bài “Anh phi công ơi”
- Chơi tự do

- Trẻ nhớ tên bài tập
- Trẻ biết một số luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, có ý thức tuân thủ các luật lệ giao thông
- Trẻ nhớ nhịp nhạc của bài tập, hứng thú tập luyện cùng cô.
- Loa, nhạc bài anh phi công ơi.
- Máy vi tính, máy chiếu.
- Trang phục cô và cháu gọn gàng.
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”. Trò chuyện cùng trẻ về một số luật lệ giao thông đường bộ.
*Nội dung:
- Cô giới thiệu cho trẻ về tên bài tập
- Cô mở nhạc của bài tập cho trẻ nghe và nhún nhảy theo nhạc 1-2 lượt cho trẻ quen nhịp nhạc.
- Cô nhảy cho trẻ xem mẫu một lần
- Cô tập cho trẻ từng động tác theo nhịp hô của cô và chưa mở nhạc. (2-3 lượt)
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô mở nhạc cho trẻ cùng nhảy thử theo cô (2-3 lượt). Cô động viên trẻ nhảy.
Củng cố:
- Hôm nay các con đã tập bài nhảy gì?
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ nhảy lại 1 lượt nữa, cô khen trẻ.
*Chơi tự do:
Cô bao quát trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 8677338337164489748

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item