Giáo án Xếp xen kẽ 3 đối tượng Lớp 3 Tuổi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY CHỦ ĐỀ: Chim và cá Giáo án Xếp xen kẽ 3 đối tượng
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/11/giao-an-xep-xen-ke-3-doi-tuong-lop-3-tuoi.html
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY
CHỦ ĐỀ: Chim và cá
Giáo án Xếp xen kẽ 3 đối tượng
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
- Xếp xen kẽ 3 đối tượng
|
- Trẻ biết sắp xếp xen kẽ 3 đối tượng theo qui tắc.
Nhận biết được 1 số qui tắc đơn giản của 2 đối tượng
- Rèn kỹ năng sắp xếp 3 đối tượng theo qui tắc 1-1-1.
Nêu được cách sắp xếp theo qui tắc của 2 đối tượng 1-1, 1-2
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động
|
- Đồ dùng của cô giống trẻ được cài lên vi tính
- Mỗi trẻ 1 rổ có: 3 lá, 3 quả, 3 hoa; thẻ số
1,2,3
- 20 quả đu đủ, 20 củ su hào, 20 củ cà rốt
- 2 bảng cài
|
HĐ1 : Ôn cách sắp xếp
xen kẻ 2 đối tượng
- Chơi
tập xếp hàng : Cô chọn 1 nhóm trẻ lên chơi
+ Trẻ
sắp xếp xen kẽ 1 bạn nam - 1 bạn nữ ;
+ Lần 2 sắp xếp 1 bạn nam - 2 bạn nữ.
+ Cả lớp
cùng đếm và nhận xét
- Cô
nhắc lại : Cách sắp xếp 1 nam 1 nữ, được gọi là sắp xếp xen kẽ 2 đối tượng
theo qui tắc1-1, cách xếp 1bạn nam - 2 bạn nữ
là sắp xếp xen kẽ 2 đối tượng theo qui tắc1- 2
HĐ2 : Sắp xếp theo
qui tắc của 3 đối tượng
- Cô
giới thiệu cách sắp xếp xen kẽ 3 đối
tượng theo quy tắc
* Sắp
xếp theo mẫu cho trước
- Mỗi
trẻ có 1 rổ có các đồ chơi: 3 cái lá,
3 cái hoa, 3 quả các thẻ số. Hỏi trẻ trong rổ con có những gì ?
- Cô
yêu cầu trẻ sắp xếp các đồ chơi theo hàng ngang từ trái sang phải : 1lá
- 1hoa - 1quả cho đến hết (trẻ sắp xếp trước, cô sắp xếp sau)
- Hỏi
trẻ:
+ Cách sắp xếp của cô có giống của con
không?
+ Hãy đếm xem có tất cả bao nhiêu lá hoa
quả ? ( Tất cả là 9 hoa lá quả)
+ Các con có nhận xét gì về cách sắp xếp
này? (Trẻ nêu cách sắp xếp : 1lá - 1hoa - 1quả và lặp lại)
- Cô nêu nhận xét về cách sắp xếp của các đồ
dùng trên : thứ nhất là 1lá - thứ hai 1hoa - thứ ba 1quả cứ như thế được
lặp đi
lặp lại
và cách sắp xếp này được gọi là sắp xếp xen kẻ 3 đối tượng theo qui tắc
(1-1-1)
* Trẻ tự nghĩ ra cách sắp xếp
- Cô
cho trẻ nghĩ ra cách sắp xếp theo ý thích từ những đồ dùng đó.
+ Hỏi trẻ nghĩ ra cách sắp xếp gì khác?
+ con đã sắp xếp như thế nào?
+ ai có cách sắp xếp giống bạn?
- Cô
cho trẻ đưa ra nhận xét :có nhiều bạn có cách sắp xếp các đồ chơi khác
nhau, nhưng chúng đều được sắp xếp lặp đi lặp lại theo 1 trật tự nhất định.
Đó là sắp xếp 3 đối tượng theo qui tắc và là qui tắc 1-1-1
HĐ3 :
Chơi luyện tập
* Trò chơi 1: “Tìm quy tắc sắp xếp trên máy
vi tính”
Cách chơi : Trên màn hình sẽ xuất
hiện một nhóm đối tượng được sắp xếp theo quy tắc. Bên cạnh đó sẽ có rất nhiều
đáp án. Nhiệm vụ của các con là quan sát thật kỹ các đáp án và chọn thẻ số có
đáp án đúng nhất giơ lên cho cô kiểm tra.
- Cho trẻ chơi 3 lần với các đối tượng khác nhau.
* Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh
- Cách chơi: Các con chia ra làm 2 đội xếp thành
2 hàng. Khi có hiệu lệnh của cô bạn đầu tiên của 2 đội chạy lên lấy quả xếp
thành hàng đúng theo quy tắc vừa học. Trò chơi thực hiện dưới dạng chạy tiếp
sức, đội nào xếp đúng và nhanh sẽ là đội chiến thắng
- Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ
được lấy một quả mang về và phải chờ đến lượt.
- Nhận
xét tuyên dương trẻ.
* Kết
thúc :
Cô cùng trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng./.
|
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đọc
đồng dao “Bồ các là bác chim ri”
TCVĐ:
Kéo
co
- Chơi theo ý thích
|
- Trẻ nhớ tên bài đồng dao
- Trẻ thuộc bài đồng dao
- Trẻ nắm được nội dung bài đồng dao
- Trẻ hứng thú hoạt động cùng cô
|
- Tranh minh họa bài đồng dao.
- Xắc xô
- Loa, nhạc chủ điểm
- Đồ chơi cho trẻ chơi theo ý thích
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát và nhún nhảy theo nhạc bài “Con chim non”, trẻ đứng gần
bên cô. Cô trò chuyện cùng trẻ về một số loài chim và đặc điểm của chúng cho
trẻ biết.
*Nội dung:
Cô biết một bài đồng dao nói về các mối quan hệ anh em của các loài
chim đấy, đó là bài “Bồ các là bác chim ri”. Các con cùng ngồi xuống tại chỗ
và nghe cô đọc nào.
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1, đọc diễn cảm.
- Lần 2, cô đọc kết hợp với tranh minh họa các loài chim cho trẻ
nghe.
Đàm thoại:
- Các con vừa nghe cô đọc bài đồng dao gì?
- Bài đồng dao nói đến những loài chim nào?
- Chim bồ các có mối quan hệ như thế nào với chim ri?
- Chim ri có mối quan hệ gì với chim sáo sậu?
- Còn sáo sậu và sáo đen có mối quan hệ anh em như thế nào?
- Sáo đen là em của loài chim nào?
- Tu Hú có quan hệ gì với chim bồ các?
Các con đọc thơ cùng cô nào:
- Cô đọc cho trẻ đọc theo 3-4 lượt
- Các tổ, nhóm thi đua đọc đồng dao.
- Mời một vài trẻ lên đọc diễn cảm bài đồng dao.
Cô động viên và khuyến khích trẻ đọc.
*TCVĐ: kéo co
Cô cùng trẻ trò chuyện về cách chơi và luật chơi của trò chơi kéo co.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt.
*Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Trang trí các món ăn, bày bàn tiệc.
GKH:
- Xây vườn bách thú
- Xếp con chim bằng giấy màu
- Tô màu tranh con chim, con cá
- Chơi với cát, nước, pha màu nước.
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Rèn
kỹ năng các góc:
+Nối
con vật với môi trường sống
+Cắm
hoa
+Xây hồ cá
|
- Rèn kỹ năng xếp thẳng hàng, kỹ năng xếp chồng hai vật với nhau
- Rèn kỹ năng nối, kỹ năng tư duy
- Rèn kỹ năng cắm hoa.
|
- Đồ dùng, đồ chơi các góc gọn gàng, vố trí hợp lý, bắt mắt.
- Nhạc chủ điểm
- Hoa tươi, bình hoa, bọt biển
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ đọc đồng dao “Bồ các là bác chim ri” Trẻ lên ngồi gần bên
cô, cùng cô xem slide tranh sản phẩm các góc.
*Nội dung:
Cô hỏi một vài trẻ thích chơi ở góc chơi nào, hỏi ý tưởng của trẻ sẽ
chơi gì ở góc mà trẻ thích.
- Cô mở nhạc cho trẻ về góc chơi trẻ thích.
Cô đến từng góc chơi, gợi ý cho trẻ chơi các nội dung hướng vào các kỹ
năng cần rèn luyện.
- Cô đóng vai chơi cùng trẻ, gây thêm hứng thú cho trẻ chơi, đặt các
câu hỏi kích thích trẻ mở rộng giao tiếp:
+ Con đang chơi gì vậy?
+Con sẽ cắm hoa gì trước?
+Muốn bình hoa đẹp hơn con phải cắm thêm hoa gì nữa?
+Con sẽ xây hồ cá như thế nào?
+Con sẽ nuôi cá gì trong hồ của mình?
*Kết thúc:
Cô cùng trẻ cất đồ dùng đồ chơi lên giá, cô khen và tuyên dương trẻ.
|
Đánh giá trẻ cuối ngày:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment