Giáo án Trò chuyện cùng trẻ về cá và môi trường sống của cá lớp 3 tuổi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY CHỦ ĐỀ: Chim và cá Giáo án Trò chuyện cùng trẻ về cá và môi trường sống của cá
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/11/giao-an-tro-chuyen-cung-tre-ve-ca-va-moi-truong-song-cua-ca-lop-3-tuoi.html
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY
CHỦ ĐỀ: Chim và cá
Giáo án Trò chuyện cùng trẻ về cá và môi trường sống của cá
NỘI
DUNG
|
KẾT
QUẢ MONG ĐỢI
|
CHUẨN
BỊ
|
TIẾN
HÀNH
|
HOẠT
ĐỘNG CHUNG
Trò chuyện cùng trẻ về cá và môi trường
sống của cá
|
-Trẻ gọi đúng tên và nói được đặc điểm
của các loại cá.
- Biết được môi trường sống
và lợi ích của cá.
-Phát triển khả năng nhận thức.
-Phát triển kỹ năng quan sát, nhận
xét
-Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua
cách chăm sóc, bảo vệ nguồn nước.
|
-Bài giảng trình chiếu
- Bể cá thật
- Máy vi tính
- Máy chiếu
- Lô tô các loại cá
- Tranh cá nước ngọt nước mặn
- Màu, Giấy A4
|
* Trò truyện về chủ điểm:.
- Cô thấy lớp mình rất ngoan và giỏi
bây giờ cô có một câu đố đó lớp mình giải được nhé
“Có mai,có mắt có càng
Có chân chảng bước bò ngang suốt ngày”
Là con gì?
- Con cua sống ở đâu?
- Ở dưới nước còn có nhứng con vật
nào ?
Ở duới nước có: Tôm, cua, cá và những
sinh vật khác nũa đấy Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu kĩ hơn về loài cá
nhé.
2. Nội dung.
* Tìm hiểu về cá
a.Cá nước ngọt
Cô cho trẻ vào chỗ ngồi vừa đi vừa
hát bài “Cá vàng bơi”
Xưởng phim “Cá vàng”
tặng lớp mình một món quà, các con thử đoán xem đó là món quà gì nhé!
Sile.3. Cá chép
- Đây là con cá gì? (cô cho trẻ đọc tên cá )
- Bạn nào biết gì về con cá chép này?
- Nó có mấy phần?
- Phần đầu có những bộ phận gì? Tác dụng của chúng
- Phần thân có gì?
- Phần đuôi có gì?
- Cá chép ăn gì?
- Cá chép được nuôi ở đâu?
- Cá chép là cá nước mặn hay nước ngọt ?
- Nuôi cá chép để làm gì?
Cô tóm tắt lại : Cá chép là cá nước
ngọt có ba phần, nó là loài ăn tạp, cá chép nuôi ở ao hồ sông suối nuôi cá
chép để lấy thịt, trong thịt cá có nhiều chất đạm rất cần cho sự phát triển của
chúng mình.
Sile.4. Cá cảnh
- Đây là con cá gì?
- Các con nhìn thấy nó ở đâu?
- Cá cảnh có mấy phần?
- Nuôi cá cảnh để làm gì?
Cô tóm tắt : Cá vàng nuôi làm cảnh ở
trong gia đình. Nó ăn cám và bọ gậy giúp cho bể luôn sạch sẽ.Nó cũng có ba phần.
Sile.5 . So sánh cá chép và cá vàng
- Các con hãy nhận xét xem cá chép và
cá vàng giống và khác nhau ở điểm nào?
+Giống nhau : Là cá nước ngọt, có 3 phần.
+Khác nhau: Cá chép nuôi để lấy thịt.
Cá vàng nuôi làm cảnh.
- Ngoài cá chép và cá vàng ra các con
còn biết những loại cá nước
ngọt nào nữa?
Sile.6. Một số loại cá nước ngọt
- Những loại cá này nuôi để làm gì/
- Ở nhà mẹ thường nấu gì cho các con
ăn?
- Ăn cá có giá trị dinh dưỡng như thế
nào?
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
b. Cá nước mặn
Lớp mình có vị khách đặc biệt đến
thăm chúng ta cùng chào đón vị khách đặc biệt đó nào.
Sile.8 Cá mập
- Vị khách nào đến thăm lớp mình vậy các con?
- Bạn nào biết gì về con cá mập?
- Tại sao lại gọi là cá mập?
- Nó có những
bộ phận nào? phần đầu có gì?
- Cá mập ăn gì?
- Cá mập sống ở đâu?
- Cá nước mặn hay nước ngọt?
Tóm tắt: Cá mập là cá nước mặn, là động
vật quý hiếm, một số bộ phận dùng làm thuốc. Nó sống ở biển nó cũng có 3 phần
và thở bằng mang. Nó ăn những con vật nhỏ hơn nó . Cá mập là loại cá rất dữ tợn
vì vậy khi ra biển các con không được đi ra xa ,khi ngồi trên tàu thuyên
không được cúi xuống nếu ngã xuống biển thì chúng mình sẽ bị cá mập ăn thịt đấy.
Sile. 9 Cá thu
- Có một vị khách nữa cũng sống ở biển
chúng mình đoán xem đó là vị khách nào?
- Đây là cá gì vậy các con?
- Cá thu sống ở đâu?
- Cá thu có mấy phần?
- Là cá nước mặn hay ngọt?
- Cá thu ăn gì?
- Cá thu dùng làm gì?
Tóm lại : Cá thu sống ở biển, là cá
nước mặn ăn những sinh vật dưới biển. Cá thu dùng để ăn thịt. Có 3 phần và thở
bằng mang.
Sile.10 So sánh cá mập và cá thu
- Các con hãy nhận xét xem cá mập và
cá thu giống và khác nhau ở điểm nào?
+ giống: Là cá nước mặn, có 3
phần.
+ Khác: Cá mập to hơn và là động vật dữ tợn. Cá thu
hiền lanh, nhỏ hơn.
- Ngoài cá thu và cá mập ra còn có những
loại cá nước mặn nào nữa?
Sile.11 Cá heo.
Sile.12 Cá ngựa
Tóm tắt lại: Cá là động vật sống dưới
nước, có ba phần cá khác các loài động vật khác là thở bằng mang.
*Môi trường sống.
Cô cho trẻ quan sát bể cá.
- Cô còn một điều bí mật dành tặng lớp
mình chúng mình đón xem đó là bí mật gì nhé.
- Cô có gì đây các con?
- Trong bể có gì?
- Con cá đang làm gì?
- Điều gì xảy ra khi cô vớt con cá
lên?
- Cô vớt con cá lên cho trẻ nhận xét.
Con cá có bơi được không?
Nếu để lâu con cá xẽ như thế nào?
Vì sao con cá xẽ chết?
Sile.13 Nước bẩn
- Các con quan sát xem nguồn nước ở
đây như thế nào?
- Vì sao các con biết là nước bẩn?
Sile.14 Cá chết
- Cá sống ở nguồn nước này sẽ như thế
nào?
- Muốn bảo vệ đàn cá cá con phải làm
gì?
Sile. 15 Vứt rác đúng nơi quy định.
Sile. 16 Môi trường sạch đẹp
*Trò chơi luyện tập.
Thi xem ai nhanh
Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
Lần 1 . cô gọi tên cá (trẻ chọn cá
theo yêu cầu )
Lần 2. Cô nêu đặc điểm( trẻ gọi tên
cá)
Cô nhận xét : Cô thấy lớp mình chơi
trò chơi rất giỏi các con có muốn chơi nữa không?
Hãy chọ cá đúng
Cô nêu luật chơi cách chơi
Luật chơi là :Các bạn phải chạy qua
chướng ngại vật và thả cá đúng môi trường sống của chúng.
Cách chơi: Mỗi bạn chọn một con cá bật
qua chướng ngại vật và thả cá về đúng nơi sống của chúng, khi bạn thả cá xong
bạn khác mới được chọn cá cứ như vậy cho đến khi hết thời gian.Tổ nào được
nhiều cá hơn tổ đó thắng.
Cho trẻ chơi 2 lần .(Đổi bên cho trẻ)
3 . Kết thúc
Sile. 17 kết thúc
Cô cho trẻ vẽ con cá
Cô củng cố nhận xét tuyên dương
|
HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS
Một số loài cá sống ở biển
TCVĐ:
mèo đuổi chuột
- Chơi theo ý thích.
|
- Trẻ biết tên gọi và đặc điểm một số loài cá sống ở biển
- Trẻ biết bảo vệ môi trường nước, không vứt rác xuống ao hồ, biển
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi.
|
- Tranh ảnh về cá nục, cá chim, cá mập.
- Loa, nhạc chủ điểm
- Mũ mèo, mũ chuột
|
*Gây hứng thú:
Cô cùng trẻ hát “Cá vàng bơi”, trò chuyện cùng trẻ về cá vàng.
- Cá vàng sống ở đâu? Ở nước ngọt hay nước mặn?
- Cá vàng có lợi ích gì cho con người?
*Nội dung:
Hôm nay cô sẽ cùng các con khám phá một số loài cá sống ở biển nhé.
Cô cùng trẻ đến quan sát bức tranh cá nục:
- Đây là cá gì?
- Cá này sống ở đâu?
- Cá nục có đặc điểm gì?
- Ở nhà mẹ các con có nấu cho các con ăn món cá nục chưa?
Quan sát tranh cá chim:
- Con cá này có hình dáng như thế nào?
- Nó có tên là gì?
- Cá này có thể chế biến thành các món gì?
Quan sát tranh cá mập:
- Còn đây là cá gì?
- Cá mập sống ở đâu?
Giáo dục trẻ cá mập là loài nguy hiểm, cần tránh xa. Hằng ngyaf nên
ăn nhiều cá để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
*TCVĐ: Mèo đuổi chuột
Cô cùng trẻ thỏa thuận về cách chơi và luật chơi.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt. Tuyên dương và khuyến khích trẻ.
*Chơi theo ý thích:
Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi an toàn.
|
HOẠT
ĐỘNG GÓC
GC: - Biểu diễn âm nhạc về chủ đề
GKH:
- Nối con vật với bóng của nó.
- Đong đo cát nước, lau lá cây
- Gói kẹo, nặn bánh, nấu chè.
- Xây trang trại chăn nuôi
|
(Xem kế hoạch góc chơi buổi
sáng)
|
||
HOẠT
ĐỘNG CHIỀU
Sinh
hoạt tập thể: múa “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”
- Chơi tự do
|
- Trẻ nhớ các động tác múa, múa theo nhịp dưới sự gợi ý của cô.
- Trẻ hứng thú hoạt động.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin và năng động
|
- Loa, nhạc bài “Gia đình nhỏ, hạn phúc to”
- Trang phục múa cho cô
- Trang phục trẻ gọn gàng.
- Sân khấu để biểu diễn
- Nhóm múa
|
*Cô mở nhạc, trẻ ra sân, đứng thành đội hình mỗi lớp 3 hàng dọc hướng
về sân khấu.
- Cô hỏi lại trẻ tên bài hát vừa nghe.
- Cô mở nhạc, múa cho trẻ múa theo 1-2 lượt, cô khen ngợi và động
viên trẻ mạnh dạn múa.
- Cô mời các lớp đứng dậy múa biểu diễn cho cả trường xem, cô múa gợi
ý.
- Mời nhóm trẻ của các lớp lên sân khấu biểu diễn. Cô sửa sai kị thời
cho trẻ.
- Cô giới thiệu mời nhóm múa cô đã chẩn bị ra biểu diễn trên sân khấu
cho cả trường cùng xem.
Cô khen trẻ, động viên trẻ múa.
- Cô mở nhạc cho cả trường múa lại 1-2 lượt.
*Giáo dục trẻ vâng lời bố mẹ, biết ơn bố mẹ... Về nhà múa tặng cho bố
mẹ, người thân
*Chơi tự do:
Cô cho trẻ chơi tự do ở sân trường, bao quát và đảm bảo an toàn cho
trẻ chơi.
|
Đánh giá trẻ cuối ngày:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment