PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ: HẠT GẠO LÀNG TA
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THƠ: HẠT GẠO LÀNG TA I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - 4 tuổi: Trẻ đọc thơ diễn cảm, biết tên bài thơ, tên t...
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt
động 1 : Gây hứng thú.
- Chào mừng các bạn tham gia chương trình
“Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay.
- Đến tham gia chương trình “Câu lạc bộ yêu thơ” hôm
nay xin giới thiệu có các đội:
Đội
số 1 (Đại diện nghề nông).
Đội
số 2 (Đại diện nghề Thợ mộc).
Đội
số 3 (Đại diện nghề Thợ may).
- Cô giáo sẽ là người đồng hành cùng các bạn trong chương
trình hôm nay.
- Chương trình của “Câu lạc bộ yêu thơ” ngày hôm nay
chúng mình phải trải qua 3 phần:
Phần 1:
Lắng nghe.
Phần 2:
Thảo luận.
Phần 3:
Trổ tài.
- Để chương trình thêm phần sôi nổi mời các đội cùng
hát vang bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
2. Hoạt
động 2: Lắng nghe.
- Chào mừng các bạn bước vào phần đầu tiên của chương
trình. Trong phần đầu này mời các đội cùng lắng nghe bài thơ “Hạt gạo làng
ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa” qua giọng đọc của cô Kiều Diễm.
- Lần 1: Đọc điễn cảm, nói tên bài thơ tên tác giả.
- Lần 2: Đọc kết hợp với tranh.
3. Hoạt
động 3. Thảo luận.
- Chào đón các đội buớc vào phần 2 của chương trình,
trong phần 2 này các đội sẽ thảo luận qua việc trả lời các câu hỏi do chương
trình đưa ra.
- Các đội vừa
nghe bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Hạt gạo trong bài thơ làm ra bằng những hương vị
gì?
- Để thành được những hạt gao thì cây lúa và nguời
nông dân cần phải trải qua những gì?
=> Cô chốt lai:
- Để có hạt lúa, hạt gạo “Mẹ em” đã phải làm những
gì?
- Để làm ra được hạt lúa hạt gạo các cô bác nông
dân phải làm việc như thế nào?
- Các bạn thấy trong gia đình bố mẹ chúng mình làm
gì?
- Bố mẹ chúng mình làm việc như thế nào?
=> Cô chốt lai: Bố mẹ và cô bác nông dân phải rất
vất vả để làm ra hạt lúa hạt gạo vì vậy chúng mình ăn cơm không làm rơi vãi
và phải ăn hết xuất cơm của mình các bạn nhớ chưa?
- Hỏi lại tên
bài thơ, tên tác giả.
4. Hoạt
động 4. Trổ tài.
- Phần 3 này chúng mình cùng nhau trổ tài của mình
qua bài thơ “ Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Mời các đội cùng tham gia trổ tài của mình nào.
- Để biết được đội nào thể hiện bài thơ này giỏi
sau đây BTC mời đội số 1,2,3 đọc nào .
- Tiếp theo chương trình cũng vẫn bài thơ này xin
mời đai diện các đội lên thể hiện nào? (Yêu cầu trẻ đếm số trẻ lên đọc)
- Bạn nào giỏi lên đọc bài thơ này cho các bạn cùng
nghe nào?
(Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe sửa sai cho
trẻ)
- Cô động viên trẻ kịp thời.
5. Hoạt
động 5. Kết thúc.
Các đội vừa tìm hiểu bài thơ gì? bài thơ của nhà thơ
nào?
- Các đội ạ bài thơ này rất là hay còn được nhạc sĩ
Nguyễn Viết Bình phổ thành lời bài hát nữa đấy. Cô hát cho trẻ nghe 1 lần .
- Qua chương trình BTC muốn nhắn gửi tới các bạn phải
yêu các cô, các bác nông dân lao động, biết quí trọng những hạt gạo do chính
tay bố mẹ làm ra. Ăn hết xuất cơm của mình, không làm rơi vãi cơm khi ăn. Các
bạn nhớ chưa nào?
- Ngay sau đây BTC có món quà gửi tới các gia đình
sau đây xin mời đại diện các gia đình lên nhận quà của chương trình
- Cô trao quà cho trẻ.
- Cuối cùng xin chúc các bác luôn mạnh khỏe, làm tốt
công việc của mình.
- Cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
|
- Lắng nghe.
- Vỗ tay.
- Lắng nghe.
- Trẻ đứng lên chào.
- Vỗ tay.
- Lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Lắng nghe.
- Trẻ trả lời cô .
- Lắng nghe và quan sát.
- Trẻ nói
- Do nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác.
- Vị phù xa, hương sen thơm lời mẹ hát…
- Trải qua bão tháng 7, mưa tháng 3, giọt mồ hôi, trưa
tháng 6.
- Mẹ xuống cấy
- Làm việc rất vất vả.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Nhớ rồi ạ.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp đọc.
- Tổ đọc.
- Nhóm đọc
- Cá nhân trẻ đọc.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ hát
|
Post a Comment