Nhận Biết Con cá, con cua
*Nội dung hoạt động: 1. Chơi tập có chủ định: NB “Con cá, con cua”. 2. Dạo chơi ngoài trời: Đi dạo, quan sát thời tiết. 3. Chơi tập ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/nhan-biet-con-ca-con-cua.html
*Nội dung hoạt động:
1. Chơi tập có chủ định: NB “Con cá, con cua”.
2. Dạo chơi ngoài trời: Đi
dạo, quan sát thời tiết.
3. Chơi tập buổi chiều: Đọc thơ “Tìm ổ”.
I. Mục đích
-
Biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của con cá – con cua. Biết đi dạo, quan sát và nói
được thời tiết hôm nay như thế nào (nắng, mưa, gió,…). Biết tên bài thơ, tên tác giả và nội
dung bài thơ “Tìm ổ”.
-
Có kỹ năng quan sát, ghi nhớ và trả lời câu hỏi về tên gọi, một
số đặc điểm của con gà – con vịt.
Có kỹ năng nhận biết được đặc điểm thời tiết hôm nay như thế nào (nắng, mưa,
gió,…). Có kỹ năng đọc to, rõ ràng, diễn cảm cùng cô và các bạn bài thơ “Tìm ổ”.
-
Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ các con vật sống
dưới nước. Giáo dục trẻ giữ gìn sức khỏe bản thân khi
thời tiết thay đổi.Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý,
chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Rổ, tranh ảnh, đồ
dùng con cá – con cua số lượng đủ cho cô và trẻ...
- Địa điểm sân trường đảm bảo an toàn.
- Tranh ảnh minh họa bài thơ...
III. Tiến hành
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Ghi
chú
|
1. Chơi tập có chủ định
“Con cá, con cua”.
HĐ1:
Trò chuyện gây hứng thú
-
Cô cho trẻ xem múa rối và đọc đồng dao giới thiệu về con cá – con cua.
HĐ2:
Quan sát – Đàm thoại
- Cô
đưa tranh con
cá cho trẻ quan
sát và hỏi:
+
Đây là con gì?
+
Con cá có những bộ phận gì?
+
Trên mình nó có gì?
+
Cá bơi được nhờ gì?
+
Con cá sống ở đâu?
- Tương tự cô đưa
tranh con
cua cho trẻ quan
sát và hỏi như trên.
- Gọi nhiều trẻ nói.
-
Cô chốt lại: Các con ạ! con cá và con cua đều là động vật sống dưới nước. Chúng
là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển khỏe
mạnh vì vậy mà các con nên ăn nhiều.
- Mở rộng: Cho trẻ xem hình ảnh 1 số loài động vật sống
dưới nước.
ð
Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ
các con vật sống dưới nước.
HĐ3: Trò chơi
- Trò chơi “Thi xem ai chọn
nhanh”.
Cô
đọc tên, trẻ chọn đồ dùng giơ lên và nói tên gọi.
- Trò chơi “Về đúng nhà”.
Trẻ cầm con vật để đúng rổ
theo quy định.
HĐ4: Kết
thúc
Cô cho trẻ lên thả cá và cua
vào ao
* Hát : “Chiếc khăn tay”
2. Dạo chơi ngoài trời
HĐ1: TCVĐ mới “Cá lớn bắt cá bé”.
-
Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
+ Cách chơi: Chọn một trẻ làm cá lớn ngồi
một chỗ khi có hiệu lệnh trẻ làm cá nhỏ ra khỏi hang đi kiếm mồi. Khi có hiệu
lệnh của cô cá lớn nhanh chân bắt (chạm vào) cá bé.
+ Luật chơi: Chú cá bé nào bị bắt sẽ phải
đứng ngoài quan sát.
-
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
HĐ2: Đi dạo, quan sát thời tiết.
- Cô dẫn trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Đi dạo”.
- Sau đó cô hỏi trẻ:
+ Thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Trời có nắng hay mưa?
+ Các con nhìn lên thấy bầu trời nnhư thế nào?
+ Cây cối ra làm sao? …
ð Cô giáo
dục trẻ khi đi nắng, mưa phải đội mũ, nón, mặc áo mưa để bảo vệ sức khỏe bản
thân.
HĐ3: Chơi tự do
3. Chơi tập buổi chiều
HĐ1: TCVĐ “Chi chi chành chành”.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2: Đọc thơ “Tìm ổ”.
- Cho trẻ xem hình ảnh minh
họa và trò chuyện dẫn dắt vào bài.
- Cô giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1-2
lần.
- Cho cả lớp đọc cùng cô 2-3
lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc cùng
cô.
- Cô quan sát, sửa sai và động
viên trẻ đọc.
- Hỏi lại trẻ tên bài thơ.
ð
Cô giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
HĐ3: Chơi tự do
|
- Trẻ
xem và lắng nghe.
- Trẻ
quan sát và trả lời.
- Trẻ
quan sát và trả lời.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ
xem hình ảnh.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ
chọn theo yêu cầu.
- Trẻ hát
- Trẻ lắng
nghe
- Trẻ
chơi 2-3 lần.
- Trẻ
đi dạo và hát.
- Trẻ
trả lời câu hỏi.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
chơi.
- Trẻ
chơi 2-3 lần.
- Trẻ xem
và trò chuyện.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
đọc 2-3 lần.
- Tổ,
nhóm, cá nhân đọc.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
chơi.
|
Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Nội dung đánh giá:
…..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hướng điều chỉnh
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment