Chơi tập có chủ định Nghe hát Cá vàng bơi
*Nội dung hoạt động: 1. Chơi tập có chủ định: Nghe hát: “ Cá vàng bơi ” 2. Dạo chơi ngoài trời: Đi dạo nhặt lá rụng, nhặt rác trên sân...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/choi-tap-co-chu-dinh-nghe-hat-ca-vang-boi.html
*Nội dung hoạt động:
1. Chơi tập có chủ định: Nghe hát: “Cá vàng bơi”
2. Dạo chơi ngoài trời: Đi
dạo nhặt lá rụng, nhặt rác trên sân trường.
3. Chơi tập buổi
chiều: Chơi với đất nặn: Nặn
con giun.
I. Mục đích
-
Biết tên bài hát “Cá vàng bơi”,
tên tác giả và hát cùng cô bài hát. Biết đi dạo quanh sân trường nhặt lá cây,
nhặt rác cùng cô và các bạn. Biết
màu sắc đất nặn (đỏ, xanh, vàng) và một số thao tác với đất nặn để nặn được con
giun cho gà ăn (bóp đất, xoay tròn, lăn dọc).
-
Có kỹ năng nói đúng tên bài hát, tên tác giả, hát theo đúng giai điệu bài hát “Cá vàng bơi”.Có kỹ năng sử dụng khéo
léo đôi bàn tay nhặt lá rụng, nhặt rác bỏ vào thùng rác. Rèn kỹ năng nhận biết
màu sắc đất nặn (đỏ,xanh,vàng) và một số thao tác với đất nặn để nặn được con
giun cho gà ăn (bóp đất, xoay tròn, lăn dọc).
-
Giáo dục trẻ yêu mến, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình và hào hứng hát
cùng cô. Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp và rửa tay
sạch sẽ sau khi lao động vệ sinh. Giáo dục trẻ hứng thú trong khi chơi với đồ
vật và giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- Dụng
cụ âm nhạc: Xắc xô, phách gõ, mũ chóp, Xúc xắc…
- Địa
điểm sân trường an toàn, rác và lá cây, thùng rác.
-
Đất nặn, bảng, khay tạo hình, khăn lau số
lượng đủ cho cô và trẻ.
III. Tiến hành
Hoạt
động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Ghi
chú
|
1. Chơi tập có chủ định
Nghe hát “Cá vàng bơi”.
HĐ1:
Trò chuyện gây hứng thú
-
Cô cho trẻ xem tranh “con cá vàng” và trò chuyện dẫn dắt vào bài.
HĐ2:
Nghe hát “Cá vàng bơi”.
- Cô
hát lần 1: giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô
hát lần 2: kết hợp vỗ đệm xắc xô theo bài hát.
- Cô
hát và làm động tác minh họa 2-3 lần và khuyến khích trẻ hát, làm động tác
minh họa cùng cô.
HĐ3:
Trò chơi “Nghe âm
thanh đoán tên dụng cụ”
-
Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi: Cô gọi 1 bạn lên chụp mũ kín
mặt sau đó cô cầm một dụng cụ nào đó(sắc xô,..) gõ theo nhịp bài hát. Bạn bỏ mũ chóp ra đoán tên dụng cụ cô vừa gõ.
- Luật chơi: Bạn bị bịt mắt phải đoán xem đó là âm thanh của dụng cụ nào. Bạn
nào trả lời đúng thì được nhận quà, bạn nào trả lời sai thì không được gì cả.
- Cho
trẻ chơi 2-3 lần.
*TC:
“Lộn cầu vồng”
2. Dạo chơi ngoài trời
HĐ1: Đi dạo nhặt lá rụng, nhặt rác bỏ vào thùng rác.
- Cô cùng trẻ đi dạo chơi quanh sân trường vừa đi vừa
hát bài “Cùng đi chơi”.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đi dạo chơi trên sân trường các con nhìn thấy
gì ở sân trường?
+ Lá rụng có màu gì?
+ Để sân trường sạch sẽ chúng ta phải làm gì?
- Cô cho trẻ nhặt lá rụng, rác bỏ vào thùng rác.
ð
Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cho sạch sẽ, biết thực
hiện vệ sinh cá nhân sau khi nhặt lá, rác.
HĐ2: TCVĐ “Gà mẹ và gà con”.
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần.
HĐ3: Chơi tự do
3. Chơi tập buổi chiều
HĐ1: TCVĐ “Con muỗi”.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2:
Chơi với đất nặn: Nặn con giun.
- Cô
đưa vật mẫu ra hỏi trẻ:
+ Đây
là con gì?
+ Nó
có màu gì?
+ Có
hình dạng như thế nào?
- Cô
phát đồ dùng cho trẻ nặn.
- Cô
đi bao quát và khuyến khích trẻ làm. Nếu trẻ chưa làm được cô làm mẫu cho trẻ
xem.
- Khi
trẻ nặn xong cô cho trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm.
ð
Cô giáo dục trẻ
trong khi chơi với đồ vật và giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
HĐ3: Chơi tự do
|
- Trẻ
xem tranh và trò chuyện cùng cô.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ
lắng nghe và minh họa theo cô.
- Trẻ
lắng nghe.
- Trẻ lắng
nghe.
- Trẻ
chơi 2- 3 lần.
- Trẻ
đi dạo và hát.
- Trẻ
trẻ lời câu hỏi.
- Trẻ nhặt rác, lá cây.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nặn.
- Trẻ bày sản phẩm và lắng nghe.
- Trẻ
chơi.
|
Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Nội dung đánh giá:
…..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hướng điều chỉnh
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Post a Comment