Bò chui qua cổng – Đi theo đường ngoằn ngoèo

*Nội dung hoạt động: 1. Chơi tập có chủ định: Bò chui qua cổng – Đi theo đường ngoằn ngoèo. 2. Dạo chơi ngoài trời: Quan sát vật c...

*Nội dung hoạt động:
1. Chơi tập có chủ định: Bò chui qua cổng – Đi theo đường ngoằn ngoèo.
2. Dạo chơi ngoài trời: Quan sát vật chìm, vật nổi.
3. Chơi tập buổi chiều: Dạy trẻ tránh xa nơi nguy hiểm như ao, hồ..

I. Mục đích
- Biết tên và cách thực hiện vận động phối hợp “Bò chui qua cổng – đi theo đường ngoằn ngoèo”. Biết quan sát và nhận xét xem vật nào chìm, vật nào nổi. Biết tránh xa những nơi nguy hiểm như ao, hồ.
- Rèn kỹ năng nói đúng tên vận động và cử động khéo léo của đôi tay, đôi chân để thực hiện đúng kỹ thuật vận động phối hợp “Bò chui qua cổng – đi theo đường ngoằn ngoèo”. Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét thí nghiệm về vật chìm, vật nổi. Rèn kỹ năng tranh xa nơi nguy hiểm, kỹ năng có phản xạ nhanh nếu gặp nguy hiểm.
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia vận động phối hợp “Bò chui qua cổng – đi theo đường ngoằn ngoèo”. Trẻ hứng thú, tích cực vào tiết học khám phá cùng cô và các bạn. Giáo dục trẻ tránh xa nơi nguy hiểm.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm sân trường sạch sẽ an toàn cho trẻ, Sắc xô, cổng, con đường ngoằn ngoèo dài 3m, rộng 30-35cm…
- Sân tập đảm bảo an toàn, vòng, xốp, sỏi, vịt nhựa, khối gỗ,...
- Tranh ảnh những nơi nguy hiểm
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Chơi tập có chủ định
 “Bò chui qua cổng – Đi theo đường ngoằn ngoèo”.
HĐ1: Khởi động
- Cô cho trẻ làm những chú gà trống đi dạo chơi kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần, đi thường sau đứng lại thành vòng tròn.
HĐ2: Trọng động
 BTPTC: “Gà gáy”.
 - ĐT1: Gà vỗ cánh.
Hai tay dang ngang, vỗ tay vào đùi và nói phạch, phạch.
- ĐT2: Gà mổ thóc
Trẻ ngồi xổm 2 tay gõ xuống sàn nhà nói tốc, tốc”.
- ĐT3: Gà bới đất
Dậm chân xuống đất nói Bới đất”.
VĐCB: Bò chui qua cổng – Đi theo đường ngoằn ngoèo.
- Cô gọi 1 trẻ lên làm nếu trẻ không làm được cô làm mẫu cho trẻ
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: Giải thích
đứng tự nhiên sau mép vạch chuẩn.
Khi có hiệu lệnh “Bò” cô cúi người bò bằng hai bàn tay và hai cẳng chân, chú ý bò chân nọ tay kia, mắt nhìn phía trước chui qua cổng. Sau đó đứng dậy đi theo đường ngoằn ngoèo (không đi chạm vạch) đi tới cờ rồi quay về đứng nơi quy định.
* Trẻ thực hiện
- Cô chia lớp thành 2 hàng đứng quay mặt vào nhau.
- Cho từng trẻ thực hiện (2 lần).
- Lần 2 cho 2 đội thi đua.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.
- Cô gọi 1 trẻ lên thực hiện lại và hỏi trẻ tên vận động.
HĐ3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập.
* Cô cùng trẻ đọc thơ “Con cua”.
2. Dạo chơi ngoài trời
HĐ1: Quan sát vật chìm, vật nổi.
- Cô tập trung trẻ và trò chuyện về buổi học khám phá.
+ Các con có biết trong những chiếc chậu cô chuẩn bị đựng gì trong đó không?
+ Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” và quan sát những thứ chìm, nổi trong nước: lá cây, xốp, đĩa nhựa, đá sỏi, chìa khóa,…
- Cô thả từng vật vào chậu nước, cho trẻ quan sát, nhận xét xem vật nào chìm, vật nào nổi.
- Cho trẻ chơi những thứ đã chuẩn bị trong nước. Khuyến khích trẻ tìm kiếm đồ vật khác để khám phá.
- Nhận xét, tuyên dương trẻ.
HĐ2: TCVĐ “Gà mẹ và gà con”.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
HĐ3: Chơi tự do.
3. Chơi tập buổi chiều
HĐ1: TC “Nu na nu nống”.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2: Dạy trẻ tránh xa nơi nguy hiểm như ao, hồ.
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về những nơi nguy hiểm với trẻ (ao , hồ…).
- Trò chuyện với trẻ về những bức ảnh đó.
+ Hỏi trẻ đấy là nơi nào?
+ Các con có nên chơi gần ao(hồ) không?...
ðGiáo dục trẻ tránh xa những nơi như ao hồ nếu ở gần ao, hồ sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
HĐ3: Chơi tự do




- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.




- Trẻ tập cùng cô.











- Trẻ quan sát.










- Trẻ thực hiện 2 lần.
- 2 đội thi đua thực hiện.
- Trẻ thực hiện lại và trả lời.

- Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập.
- Trẻ đọc thơ.




- Trẻ trả lời.

- Trẻ chơi và quan sát.


- Trẻ quan sát, nhận xét.
- Trẻ chơi và tìm đồ vật khám phá.

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.



- Trẻ chơi 2-3 lần.


- Trẻ xem tranh

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.

Đánh giá trẻ cuối ngày
1. Nội dung đánh giá:
…..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Hướng điều chỉnh
......................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-be 8019105185472964491

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item