Đề tài Thơ Giúp mẹ GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Chủ đề: Bé và những người thân trong gia đình Hoạt...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/de-tai-tho-giup-me-giao-du-thi-giao-vien-gio-cap-huyen.html
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Bé và những
người thân trong gia đình
Hoạt động: Làm quen
văn học
Đề tài: Thơ '' Giúp
mẹ"
Đối tượng : Trẻ 24
- 36 tháng
Số trẻ dạy : 15
cháu
Thời gian dạy: 18
phút
Ngày
soạn: ..................
Ngày
dạy: ........................
Người soạn và
dạy: ...............................
Giáo
viên trường Mầm non .................
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
-
Trẻ nhớ tên bài thơ '' Giúp mẹ" do cô
Bạch Tuyết sưu tầm, trẻ hiểu nội
dung bài thơ: " Bài thơ nói về một bạn nhỏ ngày chủ nhật đã biết làm nhiều
tốt, bạn đã được bố mẹ khen là con ngoan"
-
Trẻ thuộc bài thơ.
2. Kỹ năng
-
Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
-
Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
-
Rèn khả năng đọc ngắt, nghỉ đúng nhịp
3. Thái độ
-
Trẻ ngoan, hứng thú tham gia vào hoạt động. Qua đó giáo dục trẻ biết giúp đỡ
mọi người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
-
Giáo án
-
Cô thuộc bài thơ, cho trẻ làm quen với bài thơ ở mọi lúc, mọi nơi
-
Tranh minh họa
-
Vi tính
-
Bài hát " Cả nhà thương nhau"
2. Địa điểm - Đội hình:
- Phòng
học gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát và đủ ánh sáng.
- Trẻ ngồi đội hình vòng cung
3. Tâm sinh lý trẻ:
- Trẻ
phấn khởi, hứng thú chuẩn bị tham gia vào tiết học.
4. Nội dung tích hợp:
- Giáo
dục âm nhạc: Bài hát: " Cả nhà thương nhau";
- Làm
quen Văn học: Thơ: "Mọi người trong gia đình"
III. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định ( 1 Phút )
- Cô và trẻ chơi trò chơi "
Mọi người trong gia đình"
- Cô hỏi trẻ: Các con vừa được
chơi trò chơi gì?
- Cô hỏi trẻ : Mọi người trong
gia đình gồm có những ai?
- Cô hỏi trẻ: Các con là người
như thế nào trong gia đình
- Cô chốt lại: Các con ạ! chúng
mình còn bé ở nhà các con phải ngoan biết nghe lời mọi người nhé!
2. Bài mới ( 16 phút )
a. Đọc thơ cho trẻ nghe
* Cô giới thiệu : Các con ạ! Có một bài thơ nói về một bạn nhỏ
rất ngoan, được ngày nghỉ học đã biết giúp đỡ bố mẹ rất nhiều việc. Thế các
con có muốn biết đó là bài thơ gì không? Để muốn biết bài thơ gì cô mời một
bạn lên đọc thơ nhé!
* Mời một trẻ lên đọc thơ
- Bạn nào đã thuộc bài thơ lên
đọc cho cô và cả lớp mình nghe nào?
- Vừa rồi chúng mình thấy bạn đọc
có hay không ?
- Bạn nào giỏi cho cô biết đó là
bài thơ gì? Do ai sưu tầm?
- Các con ơi bạn đọc bài thơ vừa rồi Đúng
là bài thơ "Giúp mẹ" do
cô Bạch Tuyết sưu tầm đấy!
- Nhưng để bài thơ thật sự hay và
có ý nghĩa thì ngoài các con đọc to, rõ lời các con phải thể hiện qua giọng
điệu và cử chỉ nữa. Để làm được điều đó thì chúng mình hãy cùng lắng nghe cô
đọc bài thơ này nhé!
* Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ
điệu bộ, tình cảm
- Cô hỏi trẻ : Cô vừa đọc bài thơ
gì ?
- Cô hỏi trẻ : Bài thơ do ai sưu
tầm?
- Đúng rồi đấy các con ạ! Đó là
bài thơ "Giúp mẹ" do cô Bạch
Tuyết sưu tầm đấy.
* Cô đọc thơ lần 2 kết hợp cho
trẻ xem tranh minh họa .
- Muốn biết bạn nhỏ ngoan như thế
nào có một chú họa sĩ đã gửi tặng cho cô
con mình những bức tranh rất đẹp chúng mình ngồi ngoan lắng nghe cô đọc và
hướng mắt lên cùng xem tranh nhé.
* Cô tóm tắt nội dung : Bài thơ "Giúp mẹ" do cô Bạch
Tuyết sưu tầm nói về một bạn nhỏ rất ngoan được ngày nghỉ học đã biết giúp mẹ
làm những công việc nhỏ vừa sức như
nhặt rau, quét nhà, chơi cùng em để mẹ làm việc đấy.
* Cô giảng giải trích dẫn làm rõ
ý bằng mô hình và đàm thoại cùng trẻ:
- Cô hỏi trẻ : Ngày chủ nhật
chúng mình như thế nào?
- Cô hỏi trẻ : Thế được nghỉ ở
nhà chúng mình giúp đỡ ai?
- Cô giảng giải : Các con ạ!
"Ngày chủ nhật" là ngày nghỉ của tất cả mọi người đấy.
- Còn "Giúp mẹ cha" có
nghĩa là làm giúp đỡ bố mẹ đấy:
" Hôm nay chủ nhật
Được nghỉ ở nhà
Em giúp mẹ cha"
- Cô hỏi trẻ: Được nghỉ ở nhà con
giúp mẹ cha những gì?
"Nhặt rau quét dọn
Áo quần xếp gọn
Dỗ bé cùng chơi"
- Thấy các con ngoan cha mẹ như
thế nào?
- Cô giải nghĩa: "Vui
cười" có nghĩa là sung sướng đấy các con ạ.
" Cha mẹ vui cười
Khen con ngoan quá"
*Cô giáo dục trẻ: Các
con còn nhỏ ở nhà
phải biết nghe lời ông bà bố mẹ, ra lớp biết
nghe lời cô giáo.
* Cho trẻ xem clip một trẻ đọc thơ trên máy vi tính.
- Các con ạ có một bạn nhỏ bằng
tuổi chúng mình được ngày nghỉ bạn đã biết giúp cha, mẹ rất nhiều việc. Ngoài
ra bạn còn đọc thơ rất giỏi nữa đấy. Chúng mình hãy lắng nghe bạn đọc thơ nhé!
b. Dạy trẻ đọc thơ:
- Các con có muốn đọc thuộc thơ để về đọc cho ông, bà, bố, mẹ
nghe không? Các con đọc thơ cùng cô nhé!
- Cô cho trẻ đọc thơ
- Cô mời tổ Chim Non đọc thơ.
- Cô mời tổ Mèo Vàng đọc thơ
- Cô mời Tổ Gà Trống đứng lên
đọc.
- Cô mời nhóm bạn trai.
- Cô mời nhóm bạn gái.
- Cô cho cá nhân trẻ đọc thơ.
- Trong khi trẻ đọc thơ cô sửa sai cho một số trẻ và tuyên dương
khen ngợi trẻ
- Các con ạ! Không chỉ có bạn nhỏ
trong bài thơ ngoan đâu mà cô được biết các bạn nhỏ lớp mình cũng ngoan nữa
đấy. Thế các con đã làm gì để giúp đỡ
bố, mẹ trong ngày chủ nhật nào?
- Cô thấy bạn nào cũng rất ngoan
rồi đấy. Các con hãy đọc bài thơ to lên một lần nữa nào.
3. Kết thúc: ( 1 phút )
- Để thể hiện tình cảm của mình đối với gia đình, cô và các con cùng hát
vang bài hát " Cả nhà thương nhau" nào.
|
- Trẻ chơi
- 2 trẻ trả lời.
- Bố ạ!
- Mẹ ạ!
- Anh, chị ạ!
- Bé út nhất nhà ạ!
- Vâng ạ
- Con có ạ
- 1 trẻ lên đọc bài thơ
- Con có ạ
- 1- 2 trẻ trả lời
- Trẻ chú ý nghe
- Bài thơ "Giúp mẹ"ạ!
- Cô Bạch Tuyết sưu tầm ạ.
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ và xem
tranh
-
Được nghỉ ở nhà ạ!
- Con giúp mẹ ạ!
- Con giúp cha ạ!
-
Con nhặt rau ạ!
- Con quét nhà ạ!
- Con dỗ em bé cùng chơi ạ!
- Cha mẹ rất vui ạ!
- Cha mẹ vui cười ạ!
- Trẻ vâng ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Có ạ!
- Lớp ngồi đọc thơ 1 - 2 lần.
- Lớp đứng đọc thơ 1 lần.
- Tổ Chim non đứng đọc thơ.
- Tổ Mèo vàng ngồi tại chỗ đọc to
bài thơ.
- Tổ Gà trống đứng tại chỗ đọc bài thơ.
- Nhóm bạn trai lên đọc thơ
- Nhóm bạn gái lên đọc thơ
- 1-2 Cá nhận trẻ lên đọc thơ.
- Con nhặt rau,
- Con lấy tăm cho bà
- Con dỗ em cùng chơi
- Lớp đọc thơ 1 lần
- Trẻ hát, đi thành vòng tròn và
đi ra ngoài
|
Post a Comment