Dạy vận động Đố bạn
Lĩnh vực : Phát triền thẩm mĩ Chủ đề : Thế giới động vật Đề tài: - Dạy vận động “Đố bạn” Nội dung kết hợp : Nghe hát “Chú vo...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/05/day-van-dong-do-ban.html
Lĩnh
vực : Phát triền thẩm mĩ
Chủ đề : Thế giới động vật
Đề tài: - Dạy
vận động “Đố bạn”
Nội dung kết hợp : Nghe hát “Chú voi con ở Bản Đôn”
Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
Đối
tượng :4-5 tuổi
Thời
gian: 25 – 30 phút
Người
dạy: .....................
Ngày soạn :
Ngày dạy :
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức
-Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả .
- Trẻ nhận biết được một số tiếng kêu của động vật sống trong rừng
.
2. Kỹ năng.
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát và vận động nhịp nhàng.
- Phát triển tố chất âm nhạc
- Rèn luyện
tính tự tin , tự nhiên khi biểu diễn .
3. Thái độ.
- Hứng thú
nghe cô hát, tích cực hưởng ứng theo cô và có thể hát và vận động theo cô.
- Trẻ biết
động vật sống trong rừng là động vật quý hiếm cần bảo vệ .
- Biết
không được chặt phá rừng, không săn bắt thú rừng trái phép .
II. Chuẩn bị
- Xắc xô
cho trẻ
- Nhạc bài
hát “Đố bạn”, “Chú voi con ở bản đôn”
-
Mũ các con vật
- Bàn ghế xếp hình chữ U
Hoạt động của cô
|
Hoạt
động của trẻ
|
Hoạt động : Ổn định tổ chức và gây hứng thú
-
Chào mừng tất cả các bé đến với chương trình Đồ
- Rê- Mí
Đến
với chương trình ngày hôm nay, Cô xin trân trọng giới thiệu:
+ Cô Thanh Mai là người dẫn
chương trình và một thành phần không thể thiếu đó là 2 đội cùng chơi của lớp
4 tuổi B3:
Đội
thứ nhất : Voi con
Đội
thứ 2: Gấu đen
Đề
nghị các con nhiệt liệt chào mừng!
-
Chương trình của chúng ta sẽ trải qua 4 phần thi vô cùng hấp dẫn:
Phần
thi thứ 1: Bé cùng khám phá
Phần
thi thứ 2: Bé cùng trổ tài
Phần
thi thứ 3: Thưởng thức âm nhạc
Phần
thi thứ 4: Trò chơi âm nhạc
Các
con đã sẵn sàng bước vào cuộc thi chưa nào?
Sau
đây chương trình xin phép được bắt đầu .
* Phần thi thứ 1: Bé
cùng khám phá.
Đến với chương trình Đồ Rê Mí ngày hôm nay
còn có rất nhiều vị khách đặc biệt nữa đấy ,chúng ta cùng hướng mắt lên màn
hình để khám phá cùng cô nào !
(Cô cho trẻ xem video về động
vật : Con hổ,con sóc,con voi,con gấu....)
- Chúng mình vừa được quan
sát những con vật gì ?
Hình ảnh nói lên điều gì ?
Ngoài những con vật đó ra thì
chúng mình còn biết những con vật nào nữa?
= > Giáo dục
Các con ạ ! Ngoài động vật sống trong rừng
còn có động vật sống dưới nước ,động vật sống trong gia đình Chúng mình phải
biết yêu quý và chăm sóc các con vật, không được chặt phá rừng,săn bắt bắt
thú rừng . Và phải biết tránh xa những loài động vật có thể gây nguy hiểm các
con đã nhớ chưa nào !
Và hôm nay cô cũng có một bài
hát xuất hiện rất nhiều con vật đấy.Vậy chúng mình có muốn biết những con vật
đó không nào? Để biết được những con vật này như thế nào .Xin mời các con vào
phần thứ 2 của chương trình mang tên “Bé cùng trổ tài”
* Phần thi thứ 2: Bé cùng trổ tài:
Sau đây cô xin dành tặng đến
chương trình bài hát “Đố bạn” của tác giả Hồng Ngọc. Xin
mời các con cùng thưởng thức.
* Cô hát lần 1 : Kết hợp nhạc điệu .
+ Bạn nào giỏi cho cô biết bài hát cô vừa hát có tên là gì? Do ai
sáng tác ?
* Cô hát lần 2 kết hợp vận động .
À đây là một bài hát rất hay viết về các
loài động vật sống trong rừng .Để bài hát được sinh động và hấp dẫn thì các
con còn có cách gì để thể hiện bài hát nào ?
Ngoài múa và vỗ tay hôm nay cô sẽ dạy cho
chúng mình một cách vận động khác . Bây giờ chúng mình cùng quan sát cô hướng
dẫn nhé !
+ “Trèo cây nhanh thoăn thoắt đố bạn biết
con gì ?” hai tay chúng mình đưa ra phía trước làm động tác trèo cây kết hợp
dậm chân.
+ “Đầu đội 2 cái ná đó là chú hươu sao” 2
tay chúng mình đưa lên đầu nghiêng người sang 2 bên kết hợp nhún chân.
+ “2 tai to phành phạch đó là chú voi to” 2
tay đưa lên tai vẫy kết hợp nhún chân.
+ “Trông xem kìa trông xem kìa ai đi như thế
kia! Tay trái chúng mình chống hông tay phải đưa lên phía trước chỉ ngón trỏ
và lắc theo nhịp bài hát,làm ngược lại với câu thứ 2.
+ “ Phục phịch phục phịch đó là bác gấu đen”
hơi cúi người chân đứng rộng bằng vai nghiêng người sang 2 bên .Đến câu đó là
bác gấu đen thì 2 tay dang ngang và hơi nghiêng đầu.
- Cô đã thực hiện xong rồi chúng mình đã
quan sát kĩ chưa nào?
* Trẻ cùng cô vận động
- Bây giờ cả lớp hãy hát và vận động theo cô
nào (Cô chú ý sửa sai cho trẻ và khen trẻ )
+ Cô mời từng đội
+ Cô mời nhóm bạn trai lên vận động bài hát
+ Cô mời nhóm bạn gái lên vận động bài hát
+ Cô mời cá nhân trẻ lên vận động bài hát
Vừa rồi cả 2 đội đều đã thể
hiện rất xuất sắc phần thi của mình.Bây giờ xin mời các con đền với phần thi
thứ 3 mang tên “Thưởng thức âm nhạc”
* Phần 3: Thưởng thức
âm nhạc
Nghe hát “Chú voi
con ở bản đôn” của Phạm Tuyên
Xin
mời các bé đến với phần thi thưởng thức âm nhạc.
Cô
thấy cả 2 đội chơi ngày hôm nay đều rất giỏi, thể hiện tài năng cũng rất tốt
chương trình sẽ tặng cho cả 2 đội 1 bài hát về một con vật vô cùng đáng yêu
đó là bài “Chú voi con ở bản
đôn”
của tác giả Phạm Tuyên.
Mời các con cùng thưởng thức.
-
Cô hát lần 1: Cô hát và biểu diễn theo nhạc
-
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Hát lần 2
hát cùng trẻ ( Giảng giải nội dung bài hát)
Bài
hát kể về chú voi con ham ăn và
ham chơi nhưng vô cùng đáng yêu ở bản đôn. Khi voi lớn lên sẽ giúp cho con
người lấy sức kéo,chuyên chở hàng hóa và voi cũng trở thành một người bạn ,một
thành viên trong mỗi gia đình đấy các con ạ!
* Phần 4: Trò chơi âm nhạc
Hôm nay các đội đều rất tài
năng . Vì vậy chương trình đã thưởng cho chúng mình một trò chơi.Đây cũng
chính là phần cuối cùng của chương trình mang tên “Ai nhanh nhất”
Luật chơi như sau :
Cô có 5 cái vòng ,chúng mình vừa đi xung
quanh vòng vừa vỗ tay và hát bài mà mình thích. Khi có hiệu lệnh “Tìm nhà”
chúng mình phải nhảy thật nhanh vào vòng tròn thì sẽ là người chiến thắng. Nếu
ai không tìm thấy nhà sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lượt
giảm dần số lượng vòng.
- Khen trẻ
|
- Trẻ vỗ tay
- Xin chào tất cả các bạn
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ lắng nghe
- Rồi ạ
- Trẻ quan sát và trả lời
- Con hổ,con sóc,con voi,con
gấu
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Đố bạn của tác giả Phạm
Tuyên
- Múa,vỗ tay, dậm chân
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Rồi ạ
- Trẻ vận động và hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên hát cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
|
Post a Comment