Dạy vận động vỗ tay theo lời ca bài: Bạn ơi có biết
Dạy vận động vỗ tay theo lời ca bài: Bạn ơi có biết NH: Anh phi công ơi 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: + Trẻ nhớ tên bài hát v...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/04/day-van-dong-vo-tay-theo-loi-ca-bai-ban-oi-co-biet.html?m=0
Dạy
vận động vỗ tay theo lời ca bài: Bạn ơi có biết
NH: Anh phi công ơi
1.
Mục đích yêu cầu:
-
Kiến thức: + Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả, hát
thuộc bài hát theo nhịp đàn.
+
Trẻ biết cách vỗ đúng theo lời ca. Trẻ nghe trọn vẹn bài hát "Anh phi công
ơi".
-
Kỹ năng: + Phát
triển khả năng nghe nhạc cho trẻ và rèn kĩ năng hát đúng theo nhạc.
+ Chơi trò chơi đúng cách, đúng luật. Hưởng ứng
cảm xúc theo bài hát "Anh phi công ơi".
-
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết thêm về tầm quan trọng và
nơi hoạt động của các PTGT
2.
Chuẩn bị: Đàn
ghi nhạc bài hát. Phách tre, trống lắc, xắc xô, mũ chóp.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
*
Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cô
cùng trẻ giải một số câu đố về một số đường GT (Đường sắt, đường thủy, đường
bộ, đường không) và trò chuyện cùng trẻ về một số PTGT mà trẻ biết.
*
Hoạt động 2: Dạy trẻ vỗ tay theo lời ca bài hát: “Bạn ơi có biết”.
-
Các con ạ. Xung quanh chúng ta có rát nhiều PTGT và cũng có rất nhiều nhạc sỹ
đã sáng tác nhiều bài hát nói về các PTGT đó.
-
Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Bạn ơi có biết”. Hỏi trẻ:
+
Đoạn nhạc các con vừa nghe là của bài hát nào? Của nhạc sỹ nào?
-
Cô cho trẻ hát cùng cô một lần.
-
Lần 2: cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp. Hỏi trẻ:
+
Các con vừa thể hiện bài hát bằng cách nào?
+
Ngoài vỗ tay theo nhịp ra các còn có thể hiện bài hát này theo cách nào nữa?
(Có thể vỗ theo phách, vận động múa, vỗ tay theo tiết tấu nhanh…)
-
Để bài hát hay hơn, sinh động hơn. Hôm nay, cô sẽ cho các con làm quen với một
cách thể hiện mới. Đó là vỗ tay theo lời ca.
-
Cô hát và vỗ tay cho trẻ xem 1 lần.
-
Lần 2: Cô vừa vỗ vừa giải thích (Vỗ theo lời ca có nghĩa là: vỗ vào từng từ,
chổ nào hát chậm thì vỗ chậm - chỗ nào hát nhanh thì vỗ nhanh - ở nốt nghĩ cúng
vỗ)
-
Cô cho trẻ vỗ cùng cô 2 lần
-
Tổ, nhóm, cá nhân thể hiện. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Ngoài
cách thể hiện vỗ bằng tay ra các con còn có cách thể hiện nào khác nữa? ( dẫm
chân, vỗ đùi, lắc mông…) ( Mời 3-4 trẻ)
* Hoạt động 3: Nghe hát “ Anh phi công ơi”
-
Ngoài những phương tiện giao thông đi trên đường bộ, đường sắt, đường thủy còn
có một loại phương tiện bay trên bầu trời nữa. Đó là phương tiện gì? Người lái
máy bay được gọi là gì? - Cô giới thiệu tên bài hát " anh phi công
ơi", tên tác giả.
-
Hát cho trẻ nghe lần 1 theo đàn. Hỏi trẻ:
+
Cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
-
Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hát và hưởng ứng cảm xúc bài hát cùng cô.
* Hoạt động 4: TCÂN: Bao nhiêu bạn hát.
-
Cô nêu cách chơi, luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Kết thúc hoạt động: Trẻ hát và vỗ tay theo lời ca
lại bài "Bạn ơi có biết” một lần nữa.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động:
- Quan sát xe Máy.
- TCDG: Lộn cầu vồng. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu: Trẻ chú
ý lắng nghe, biết một số đặc điểm nổi bật của xe, biết nhiên liệu mà xe cần để
hoạt động. ích lợi của xe.
2.
Chuẩn bị: - Sân
bãi sạch sẽ, quần áo cho trẻ gọn gàng.
-
Xe máy thật. Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt an toàm, sạch sẽ.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát xe Máy.
-
Cô kiểm tra sức khỏe, căn dặn trẻ và cho trẻ ra sân đứng xung quanh xe máy mà
cô đã chuẩn bị. Hỏi trẻ:
+
Đây là xe gì? Xe máy chạy trên đường nào?
+
Xe máy dùng để làm gì? Ai có nhận xét gì về chiếc xe máy này?
+
Đèn để làm gì? Tay lái ở đâu? Chạy bằng nhiên
liệu gì?
+
Khi đi ra đường thấy xe đang chạy các con phải như thế nào?
+
Có chạy ngang đường không? Vì sao?
+
Khi ngồi trên xe mày chúng ta phải đội mũ gì?
+
Vì sao lại phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy?
-
Xe máy có rất nhiều hãng khác nhau nhưng nó đều là phương tiện đi lại của mọi
người và nhiên liệu để xe hoạt động đó là xăng.
* TCDG: Lộn cầu vồng: Cho trẻ nói lại cách chơi, luật
chơi và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát
trẻ chơi an toàn.
-
Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* Hoạt động góc: Góc
xây dựng (góc chính).
Nội dung hoạt động: - Hát , đọc thơ, kể chuyện về các loại phương tiện giao thông.
- Chơi tự do ở các góc. Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu.
- Trẻ thuộc một số bài thơ, bài hát, câu chuyện. biết thể hiện một số bài múa.
- Biết nhận xét về mình, về bạn.
2. Chuẩn bị: - Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, bài múa về chủ đề
- Phiếu bé ngoan.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hát, đọc thơ, kể chuyện, về các loại phương tiện giao thông.
- Cô cho trẻ nhắc lại nội dung bài thơ "Cô dạy con" mời cả lớp cùng đọc
- Mời nhóm trẻ đọc thơ "Chiếc cầu mới", Cá nhân trẻ đọc
- Cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu kết hợp bài " Bạn ơi có biết", cá nhân trẻ biểu diễn theo các hình thức khác.
- Nhóm trẻ hát và vận động bài" Em tập lái ô tô"
* Nêu gương cuối tuần: - Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment