Thể dục: Bò bằng bàn tay, bàn chân 3 - 4m
Thể dục: Bò bằng bàn tay, bàn chân 3 - 4m - TCVĐ: Nhảy cao bắt bướm. 1. Mục đích:...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/the-duc-bo-bang-ban-tay-ban-chan-3-4m.html?m=0
Thể dục: Bò bằng
bàn tay, bàn chân 3 - 4m
- TCVĐ: Nhảy cao bắt bướm.
1.
Mục đích:
*
Kiến thức:
-
Trẻ biết cách bò bằng bàn tay, bàn chân, biết kết hợp chân nọ, tay kia.
*
Kỹ năng:
-
Luyện kỹ năng kheo léo của bàn tay, đôi chân, phát triển cho trẻ tính mạnh dạn.
*
Thái độ :
-
Giáo dục trẻ việc tập thể dục là để có sức khoẻ tốt, có ý thức nghiêm túc trong
học tập.
2.
Chuẩn bị:
-
Vach xuất phát.
-
Một số hộp quà chuẩn bị cho trẻ thi đua.
-
Bướm có cán dây dài.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
-
Cô gợi hỏi trẻ:
+
Muốn khoẻ mạnh để học tập vui chơi thì các con phải làm gì?
+
Ngoài ăn uống đủ chất còn làm gì nữa?
* Hoạt động 2: Khởi động:
-
Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy nhanh,
chạy châm. Sau đó, chuyển đội hình thành 3 hàng ngang theo tổ.
* Hoạt động 3: Trọng động:
*
BTPTC: Trẻ
tập kết hợp với nơ.
-
ĐT tay: Hai tay đưa ra phía trước, ra sau, lên cao sau đó hạ xuống. (4l x 8n)
-
ĐT chân: Hai tay đưa sang ngang sau đó đưa ra phía trước khuỵu gối. (4l x 8n)
-
ĐT bụng: Chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, cúi gập người xuống. (3l x 8n)
-
ĐT bật: Bật tại chổ. (3l x 8n)
*
VĐCB: Bò bằng bàn tay, bàn chân 3 - 4m.
-
Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.
-
Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích:
+
Khi có hiệu lệnh chuẩn bị: Cô quỳ xuống dưới vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh
bò thì cô bò bằng bàn tay, bàn chân, bò kết hợp chân nọ, tay kia, mắt nhìn về
phía trước, khi về đến đích thì đi về đứng cuối hàng.
-
Cho trẻ 2 tổ lần lượt thực hiện bài tập, cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập đúng.
-
Cô tổ chức cho 2 trẻ 2 tổ thi đua xem đội nào bật đúng, bật nhanh hơn và lấy
được nhiều quà hơn thì đội đó sẽ dành phần thắng. Tổ chức cho trẻ thi đua 2 - 3
lần.
-
Cô nhận xét, tuyên dương… quá trình học của trẻ.
*
TCVĐ: Nhảy cao bắt bướm.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi và
tổ chức cho trẻ chơi.
-
Trong qua trình trẻ chơi cô cùng tham gia động viên trẻ chơi hứng thú, đạt kết
quả.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh:
- Cho
trẻ làm chim bay nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh sân.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Quan sát đèn ông sao.
- TCDG: Chi chi chành chành. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1. Yêu cầu: - Trẻ chú ý quan sát, trả lời
được các câu hỏi của cô.
- Hứng thú chơi trò chơi vận
động.
2. Chuẩn bị: - Trang phục gọn gàng, chỗ đứng
quan sát an toàn.
- Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích
đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Cô thảo luận với trẻ trước khi
ra sân phải làm gì? Phải tắt gì trước khi ra sân.
* Quan sát đèn ông sao: Cô kiểm tra sức khỏe của
trẻ, dặn dò trẻ ra sân không xô đẩy nhau. Cho trẻ nối đuôi nhau ra sân đứng
xung quanh nhà bóng để quan sát.
- Hỏi trẻ: Các con có biết nhà gì
đây không?
+ Đây là cái gì? Nhà bóng dùng để
làm gì?
* TCDG: “Chi chi chành chành”. Cô nêu lại cách chơi, luật chơi
cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đu quay, xích đu, cầu
trượt. Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay
bằng xà phòng sạch sẽ.
* Hoạt động góc:
Góc phân vai (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Tổ chức hội trung thu
cho trẻ ở lớp.
- Nêu gương
cuối tuần.
1. Mục đích:
- Trẻ biết đựơc ý nghĩa của ngày
tết trung thu, hồ hởi tham gia cuộc vui cùng các bạn.
2. Chuẩn bị:
- Trang trí lớp đẹp có hoa tươi,
ngôi sao, đèn lồng, mâm quả, bóng bay… các tiết mục văn nghệ chào mừng. Bánh
kẹo, phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Tổ chức hội trung thu cho trẻ ở
lớp.
- Cô sắp xếp trẻ ngồi ở phía dưới
sân khấu nhỏ của lớp để xem chương trình buổi lễ.
- Giới thiệu các phần sẽ được tổ
chức trong buổi lễ.
- Cô là MC, người dẫn chương
trình:
- Mỡ đầu: Cô mời 1 số bạn lên
cùng giúp cô bày mâm quả, bánh kẹo…
- Cất cho cả lớp cùng hát bài
“Đêm trung thu” và hỏi trẻ:
+ Không khí của ngày tết trung
thu như thế nào? Tết trung thu là ngày tết của ai?
+ Ngày tết trung thu thường được
tổ chức vào ngày nào hàng năm?
+ Trăng ngày tết trung thu như
thế nào?…
- Cô giới thiệu các tiết mục văn
nghệ lên tham gia biểu diễn đón tết trung thu: “Chiếc đèn ông sao”, “Rước đèn
dưới ánh trăng”, “Gác trăng”…
- Kết thúc hội trung thu: Cô và
cả lớp cùng phá cỗ, cô phát bánh kẹo cho trẻ.
* Nêu gương cuối tuần: - Cô cho trẻ tự nhận xét về
mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên
dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
………………………………………………………………………………………………..
Post a Comment