Dạy hát: Nắng sớm
Dạy hát: Nắng sớm Nghe hát: Mưa rơi. Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát 1. Mục đích, yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết tờn bài hỏt,...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/03/day-hat-nang-som.html?m=0
Dạy hát:
Nắng sớm
Nghe hát: Mưa rơi.
Trò chơi âm nhạc: Đoán
tên bạn hát
1.
Mục đích, yêu cầu:
-
Kiến thức: Trẻ
biết tờn bài hỏt, tờn tỏc giả, hiểu nội dung bài hỏt, hát đúng nhạc, hỏt rừ
lời.
+
Biết gõ đệm theo phách và biết hưởng ứng cảm xúc khi nghe cô hát.
-
Kỹ năng: Luyện
cho trẻ kỹ năng hát và gõ đệm theo phách, phát triển khả năng hiểu tiết tấu qua
các trò chơi.
-
Thái độ: Giáo
dục trẻ biết ích lợi của nắng buổi sớm rất tốt cho cơ thể.
2.
Chuẩn bị: Đàn
ghi nhạc bài hát “Nắng sớm”, “Mưa rơi”, trống lắc, phách tre, xắc xô. Trang
phục đẹp. mũ chúp kớn.
3.
Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chuyện.
-
Cả lớp đọc bài thơ "Nắng bốn mựa". Trò chuyện với trẻ về thời tiết và
ích lợi của nắng đối với cơ thể và mọi vật xung quanh.
* Hoạt động 2: Dạy hát bài “Nắng sớm”.
- Nắng buổi sớm rất tốt cho cơ thể
nên có một tác giả đã viết thành một bài hát có tên là “Nắng sớm” để nói về ích
lợi của nắng buổi sớm các con hãy lắng nghe xem giai điệu đó như thế nào nhé!
-
Cô hát cho trẻ nghe toàn bộ bài hát 1 lần và hỏi trẻ:
+
Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
-
Cô hát cho trẻ nghe lần 2 theo nhạc. Hỏi trẻ:
+
Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
+
Bài hát nói lên điều gì? Nắng sớm giúp ích gì đối với đời sống con người?
+
Ngoài nắng buổi sớm ra nắng còn giúp ích gì cho con người nữa?
+
Nắng buổi trưa chúng mình có được đi chơi không?
+
Nếu đi chơi thì chúng mình phải làm gì?
-
Giáo dục trẻ không được đi chơi vào ban trưa sẽ bị cảm và khi ra đường nhớ phải
đội mũ và đeo khẩu trang.
-
Cô mời cả lớp hát cùng cô 2 lần, mời từng tổ hát dưới các hình thức khác nhau.
-
Cô chú ý sửa sai cho từng trẻ.
-
Mời từng nhóm, cá nhân trẻ hát lại.
-
Cô phát dụng cụ âm nhạc, cả lớp hát, gõ đệm theo phách, hát luân phiên nhau.
* Hoạt động 3: Nghe hát.
-
Không những con người mong muốn có mưa mà các loại động vật, thực vật cũng mong
muốn có mưa.
-
Cô giới thiệu bài hát "Mưa rơi" dân ca Xá.
-
Cô hát cho trẻ nghe một lần. Hỏi trẻ tên bài hát, dân ca vùng miền nào?
-
Cô hát lần 2: Khuyến khích trẻ hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Đoán tên bạn hát.
- Cô nói lại cách chơi, luật chơi cho trẻ nghe
và cho trẻ chơi 3 - 4 lần
-
Cô khuyến khích trẻ chơi trò chơi một cách hứng thú.
* Kết thúc hoạt động: Cho trẻ hát lại bài "Nắng
sớm" và đi ra ngoài.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI
Nội
dung hoạt động: -
Thực hành đong nước vào chai, lọ.
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột. -
Chơi tự do với lá cây, giấy
1.
Yêu cầu: Trẻ
biết cách đong nước vào chai lọ, tìm tòi thêm các cách cho nước vào chai, lọ mà
không bị đổ ra ngoài. Biết ích lợi của nước và biết bảo vệ nguồn nước.
2.
Chuẩn bị.
-
3 chậu nước lớn, chai lọ to - nhỏ khác nhau.
-
Phểu, ca cốc cho trẻ, phấn, sân bằng phẳng.
3.
Tiến hành tổ chức hoạt động.
*
Thực hành đong nước vào chai, lọ.
-
Cô kiểm tra sức khỏe và dẫn trẻ ra sân giới thiệu dụng cụ đong nước làm cách
nào đong nước không bị chảy ra ngoài. Nhắc nhở trẻ khi đong nước không làm đổ
nước vào quần, áo.
-
Chia trẻ thành 3 nhóm thi nhau đong vào
chai lọ và đếm. Trong khi trẻ thực hiện cô gợi hỏi: Các con đong được mấy chai
nước rồi?
+
Khi đong làm sao để nước không bị chảy ra ngoài?...
-
Thi tổ nào đong được nhiều chai hơn mà không làm đỗ nước ra ngoài là tổ đó
thắng.
* TCVĐ: "Mèo đuổi chuột".
-
Cô cho trẻ nêu lại cách chơi và luật chơi sau đó cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với lá cây, giấy. Cô bao quát trẻ chơi an toàn
và nhắc trẻ rửa tay sạch sau khi chơi.
*
Hoạt động góc: Góc xây dựng (Chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề.
- Nêu gương cuối tuần.
1. Yêu cầu:
- Trẻ thuộc một số bài hát, bài thơ trong chủ đề.
- Biết tự nêu nhận xét về mình, về bạn.
2. Chuẩn bị:
- Trang phục đẹp cho trẻ, nơ, hoa.
- 1 số bài thơ, bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Cá vàng bơi”, “Mây và gió”, “Mưa”, “Giếng làng em”, “Gió”.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hát, đọc thơ về chủ đề.
- Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước và ích lợi của nước đối với con người và các loại động vật, thực vật. Qua những bài hát và những bài thơ các con sẽ hiểu rõ hơn về ích lợi của nước.
- Cả lớp hát và vỗ tay bài: “Cho tôi đi làm mưa với”, “Cá vàng bơi”, “Mây và gió”.
- Nhóm trẻ đọc thơ: “Mưa”, “Giếng làng em”, “Gió”.
- Mời cá nhân trẻ lên biểu diễn bài thơ, bài hát mà trẻ thích.
* Nêu gương cuối tuần:
- Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment