LQVH: Chuyện "Người bạn tốt"

LQVH: Chuyện "Người bạn tốt" 1. Mục đích: - Trẻ nhớ tên chuyện, nắm được trình tự nội dung câu chuyện và các nhân vật trong ...

LQVH: Chuyện "Người bạn tốt"

1. Mục đích:
- Trẻ nhớ tên chuyện, nắm được trình tự nội dung câu chuyện và các nhân vật trong chuyện, hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện
- Trẻ kể chuyện diễn cảm , thể hiện được sắc thái tình cảm khi khi chuyện. trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
- Trẻ biết giữ an toàn cho bản thân mình, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
2. Chuẩn bị:       
- Tranh chuyện “Người bạn tốt”, thước chỉ. Đàn casio 
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
 * Trò chuyện về chủ đề:  Cô cho cả lớp đọc bài “Bạn mới” và hỏi trẻ:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ  nói về ai?Khi bạn mới đến trường chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 2: Kể cho trẻ nghe chuyện “Người bạn tốt”
- Cô cũng có một câu chuyện rất hay nói về tình bạn đấy. Các con hãy lắng nghe xem trong câu chuyện các bạn đó như thế nào nhé.
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm, giới thiệu tên chuyện.
- Cô kể lần 2: Vừa kể vừa sử dụng tranh minh hoạ cho nội dung câu chuyện.
* Hoạt động 3: Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
- Cô trích dẫn , giảng giải nội dung câu chuyện, giải thích một số từ khó và đàm thoại nội dung câu chuyện cùng trẻ:
+Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+Hai bạn chơi với nhau như thế nào? Khi đi học về bạn        đã bị làm sao?
+Bạn      đã làm gì? Chiếc khăn đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn…..
+Sáng sớm mai      đã làm gì?............
+ Nếu là các con khi thấy bạn bi nạn như thế các con sẽ làm gì?
- Giáo dục trẻ: Khi đi học hay ở nhà các con phải thật cẩn thận , giữ an toàn cho bản thân mình. Khi thấy bạn bị nạn các con phải biết giúp đỡ bạn hoặc gọi người đến giúp.
- Cho trẻ chơi “ Gieo hạt”
* Hoạt động 4:           Dạy trẻ kể chuyện
- Cô dạy trẻ kể chuyện theo cô 2 lần
- Cô mời từng tổ đứng dậy kể từng đoạn chuyện theo tranh minh hoạ.
- Cô mời 1-2 trẻ lên kể chuyện, cô và bạn cùng giúp khi trẻ quên nội dung  
 * Kết thúc hoạt động:  Cô   cho cả lớp hát bài “ Cô và mẹ”

                           HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCCĐ: - Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày. 
- TCDG:      Bắt bướm   - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
1. Yêu cầu:
- Trẻ chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô. Hứng thú tham gia vào trò chơi.
2. Chuẩn bị:
- Nơi đứng quan sát phù hợp, rộng rãi, sân trường sạch sẽ…Khăn.
- Cần bắt bướm, đồ chơi ngòai trời
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.     .
- Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt điện, tắt quạt và xuống sân phải như thế nào? Khi chơi phải thế nào?
- Cô cho trẻ đứng trong bóng râm quan sát bầu trời và tự nêu lên nhận xét của mình..  Cô gợi hỏi trẻ:
+ Các con thấy bầu trời hôm nay như thế nào? Trên bầu trời có gì? Mây màu gì? Trời có gió không? Vì sao cháu biết?  Thời tiết nóng hay lạnh?
+ Thời tiết nóng (lạnh) thì các cháu phải mặc quần áo như thế nào?
+ Khi đi ra đường phải làm gì?...GD trẻ biết bảo vệ cơ thể khi ra sân.
* Trò chơi dân gian: “Bắt bướm”
- Cô mời trẻ nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi cho trẻ chơi 4-5 lần.
* Chơi tự do: Cô giới thiệu đồ chơi , khu vực chơi, cho trẻ chơi cô bao quát bảo đảm an toàn cho trẻ. Chơi xong cho trẻ đi rửa tay trước khi vào lớp.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Vệ sinh lớp học. Đóng chủ đề “Trường MN”, mở chủ đề “Bản thân”. - Nêu gương cuối tuần.
1. Mục đích: Trẻ thuộc các bài thơ, bài hát, ca dao, đồng dao trong chủ đề. Thể hiện lại một cách rõ ràng mạch lạc. Biết nhận xét, đánh giá về mình về bạn.
2. Chuẩn bị: Một số hình ảnh về trường MN , về bản thân. Phiếu bé ngoan.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Vệ sinh lớp học. Đóng chủ đề “Trường MN”.
- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm (nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện) cô phân công cho từng tổ.
- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.
- Cô cho trẻ quan sát những hình ảnh về trường MN, về bản thân và mời trẻ lên chỉ những hình ảnh về trường và nói lên nhận xét của mình về những hình ảnh đó.
- Mời trẻ thể hiện các bài hát, bài thơ, câu chuyện đã được học trong chủ đề. Cô và các bạn động viên, giúp đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn.
* Mở chủ đề “Bản thân”.
- Cô cho trẻ quan sát kĩ những hình ảnh về bản thân của bé, cho bé tìm hiểu, nêu nhận xét.Cô hát và vận động cho trẻ nghe bài “ồ sao bé không lắc” và mời trẻ cùng đứng dậy tham gia vận động cùng cô.
Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn. Phát phiếu bé ngoan cho trẻ.


Bài Viết Cùng Độ Tuổi

lop-nho 7453346911512549604

Post a Comment

Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

+ Giáo án Nhà Trẻ: https://goo.gl/pUxF7x
+ Giáo án Lớp Bé: https://goo.gl/ENynq5
+ Giáo án Lớp Nhỡ: https://goo.gl/iVw4rS
+ Giáo án Lớp Lớn: https://goo.gl/UAVPBk
+ Giáo án PowerPoint: https://goo.gl/bxR8Pd
+ Chủ đề Thực Vật: https://goo.gl/8JRT7f
+ Chủ đề Bản Thân: https://goo.gl/1kW7bs
+ Chủ đề Gia Đình: https://goo.gl/xNeEoY
+ Chủ đề Động Vật: https://goo.gl/PPCBBv
+ Chủ đề Giao Thông: https://goo.gl/6Q4ru5
+ Trang Trí Góc Lớp: https://goo.gl/QWgza8
+ Trang Trí Lớp: https://goo.gl/Bt1WR6
+ Video Dạy Mẫu: https://goo.gl/V5Ajfm
+ Hướng dẫn làm Hoa: https://goo.gl/w7mA2W
+ Hướng dẫn làm Đồ Chơi: https://goo.gl/Z92s7u
+ Phương pháp giáo dục con Thông Minh: https://goo.gl/E3pfuq

Liên kết bạn bè

Giáo Án Hay Nhất

Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày

  Khoá Học Thành Thạo corel Online Miễn Phí Trong 7 ngày Trong thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng phần mềm đồ họa là một kỹ năng q...

item