KPKH: Trò chuyện về vật nuôi trong gia đình
KPKH: Trò chuyện về vật nuôi trong gia đình 1. Mục đích - yêu cầu. * Kiến thức : Trẻ nhận biết gọi tên, ích lợi, đặc điểm về hình dáng ...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-tro-chuyen-ve-vat-nuoi-trong-gia-dinh.html
KPKH: Trò chuyện
về vật nuôi trong gia đình
1. Mục đích -
yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ nhận biết
gọi tên, ích lợi, đặc điểm về hình dáng và môi trường sống của các vật nuôi
trong gia đình.
* Kỹ năng:
- Phát triển khả
năng quan sát, phân biệt nhanh dấu hiệu đặc trưng của các con vật nuôi ở gia
đình: Con vật 2 chân (gia cầm - để trứng), con vật 4 chân (gia súc - đẻ con)…
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ
biết yêu quý các con vật, biết chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi trong gia
đình, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
2. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, hình
ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình.
- Những con vật
bằng đồ chơi, 2 tấm bìa trắng.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hoạt động 1:
Hát và trò chuyện về chủ đề.
- Cô cho cả lớp
hát bài “Gà trống, mèo con và cún con” và gợi hỏi trẻ:
+ Cả lớp vừa hát
bài gì? Bài hát nói về những con gì?...
* Hoạt động 2:
Khám phá về các con vật nuôi trong gia đình.
- Cô mở băng
hình cho trẻ xem, khi trẻ xem xong cô hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa
được xem gì? Đó là những con gì?
+ Những con vật
đó sống ở đâu? Những con vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Cô mở hình
ảnh những con vật 2 chân cho trẻ xem và gợi hỏi:
- Những con gì
đây? Có mấy chân? Những con vật này đẻ
gì? Thức ăn của chúng là gì?
- Những con vật
2 chân, có cánh, có lông vũ, đẻ trứng có tên gọi chung là gì? (Gia cầm)
* So sánh: Vậy
con gà, con vịt, con chim bồ câu có đặc điểm gì giống và khác nhau?
- Giống: đều là
gia cầm, đẻ trứng, có lông vũ, làm thực phẩm.
- Khác: vịt biết
bơi, chim biết bay…
- Bây giờ bạn nào
có thể kể tên những con vật có 4 chân nào?
- Cô mở hình
ảnh những con vật 4 chân cho trẻ quan sát và gợi hỏi trẻ:
- Những con vật
này đẻ gì? Chúng ăn gì?
- Những con vật
có 4 chân, có lông mao, đẻ con còn có tên gọi chung là gì? ( gia súc ).
* So sánh: Vậy
con trâu và con bò có đặc điểm nào giống và khác nhau.
- Khác: về kích
thước, cặp sừng, màu lông, màu da…
- Giống: Cùng ăn
cỏ, cày ruộng, kéo xe, cho sản phẩm thịt...
- Người ta nuôi
chó, mèo... để làm gì? (Trông nhà, bắt chuột)
* GDT: Các cháu thấy các
con vật như thế nào? Vậy ở nhà các cháu có nuôi các con vật đó không? Khi nuôi
các con vật đó thì phải chú ý điều gì?...
* Hoạt động 3:
Ôn luyện củng cố:
- T/c 1: “Bắt chước tiếng kêu, vận động các con
vật”.
+ Cô nói tên con
vật, trẻ làm tiếng kêu. Ví dụ: Con chó: gâu gâu... Mèo: Meo meo…
- T/c 2: “Thi
ai nhanh hơn”.
+ Cô chia trẻ
thành 2 đội, cho trẻ chon và gắn tranh con vật theo yêu cầu của cô.
* Kết thúc hoạt
động:
- Cho trẻ về góc
tô màu các con vật trong vở tạo hình.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Xem tranh ảnh
về vật nuôi trong gia đình.
- TCVĐ: Mèo và
chim sẻ. - Chơi tự do: Chơi với đồ
chơi ngoài trời.
1. Mục đích, yêu
cầu:
- Trẻ ra sân
được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe
và thể lực.Trẻ biết tên con vật và nắm được nội dung của bức tranh: Vẽ con gì?
Đang làm gì?...
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ,
bằng phẳng. Một số tranh về con gà, vịt, trâu, bò, lợn, mèo…
- Lôtô vật nuôi,
đ/c ngoài trời: Xích đu, cầu trượt, đu quay… an toàn- sạch sẽ. ghế ngồi đủ cho
trẻ.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Xem tranh
ảnh về các vật nuôi trong GĐ.
- Cô hỏi trẻ khi xuống sân phải thế nào
và dẫn trẻ xuống sân... Cô đọc câu đố về con gà trống và hỏi trẻ vừa đọc câu đố
về con gì?
- Cô lần lượt cho trẻ cho trẻ xem tranh
và trẻ trò chuyện: Cô có bức tranh vẽ gì đây? Tiếng kêu (vận động) của nó như
thế nào? Chúng ăn gì? Con gà trống/ vịt/ mèo…nó giúp ích gì cho cuộc sống của
chúng ta? ở nhà bố mẹ nuôi gà thì phải làm những việc gì?…
- Cô cho trẻ chơi phân nhóm các vật nuôi
theo nhóm theo 1- 2 dấu hiệu ( chơi 2-3 lần).
* TCVĐ: “Mèo và chim sẽ”.
- Cô hỏi trẻ cách
chơi, luật chơi. Cho trẻ chơi 4-5 lần, cô bao quát trẻ khi chơi.
* Chơi tự do: Chơi với
xích đu, cầu trượt, đu quay… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng
xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước
*
Hoạt động góc: Góc sách ( chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động: - Hướng dẫn trò chơi học tập: “Mẹ
và con”.
- Chơi ở các góc theo ý thích.
1. Mục đích:
- Trẻ biết tên trò
chơi, cáh chơi - luật chơi và chơi trò chơi hứng thú.
- Trẻ chơi ở các
góc nề nếp và biết thu dọn đồ chơi gọn gàng và rửa tay sau khi chơi xong.
2. Chuẩn bị:
- 3 đến 5 bộ
tranh lôtô về động vật.
- 3 đến 4 loại
động vật / bộ trong đó có mẹ và nhiều
con. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò
chơi học tập “Mẹ và con”.
- Cô giới thiệu
tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cho mỗi trẻ
ngồi vào một bàn, phát mỗi trẻ một bộ lôtô. Nhiệm vụ của trẻ là tìm các con vật
mẹ xếp thành một hàng, tìm các con con xếp vào cạnh bên con mẹ. Sau đó, gọi tên
và đếm xem có bao nhiêu con mẹ và con con của con vật mẹ đó.
+ Luật chơi:
Xếp đúng các con vật con với con vật mẹ.
- Sau khi nêu
cách chơi cô cùng tham gia trò chơi với trẻ 1 lần sau đó cho trẻ tự chơi. cô
bao quát, gợi ý thêm cho trẻ.
* Chơi tự do ở
các góc:
- Cô giới thiệu
với trẻ các góc được chơi, sau đó trẻ tự chọn góc chơi mình yêu thích. Chơi
xong biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
*
Đánh giá cách hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ -
HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi.
…………………………………………………………………………………………………
Post a Comment