KPKH: Bé tìm hiểu về các con vật sống trong rừng
KPKH: Bé tìm hiểu về các con vật sống trong rừng 1. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức : Trẻ biết tên gọi, ích lợi và đặc điểm nổi bật về m...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-be-tim-hieu-ve-cac-con-vat-song-trong-rung.html
KPKH:
Bé tìm hiểu về các con vật sống trong rừng
1.
Mục đích, yêu cầu:
* Kiến
thức: Trẻ biết tên gọi, ích lợi và đặc điểm nổi bật về môi trường sống,
vận động của 1 số con vật sống trong rừng…
* Kỹ năng:
Trẻ biết phân biệt, so sánh các con vật theo nhiều dấu hiệu khác nhau như: Con
vật hung dữ - con vật hiền lành; con vật ăn cỏ - con vật ăn thịt…
* Thái độ:
Giáo dục trẻ biết bảo vệ những con vật quý hiếm, tránh xa những con vật hung
dữ… Ngoan ngoãn, chú ý học.
2. Chuẩn bị:
- Đàn ghi nhạc
bài hát “Chú voi con”.
- Hình ảnh các
vật sống trong rừng như: Hổ, voi, khỉ, sư tử…. Máy vi tính.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hoạt động 1:
Mở đầu hoạt động.
- Cô hát cho trẻ
nghe bài “Đố bạn”, gợi hỏi:
+ Trong bài hát
nhắc đến những con vật gì? Những con vật đó sống ở đâu?
* Hoạt động 2:
Khám phá về các con vật sống trong rừng.
* Cô cho trẻ xem
hình ảnh về con Hổ và hỏi trẻ:
-Đây là con gì?
Nó sống ở đâu? Nó nó mấy chân? Nó di chuyển như thế nào?
-Hổ là động vật
thích ăn gì? Cách săn mồi của nó như thế
nào?Vậy đây là động vật hung dữ hay hiền lành?
* Cô cho trẻ xem
hình ảnh về con Sư tử và trò chuyện tương tự
- Cháu nào có
thể kể tên những con vật sống trong rừng cho cô và bạn nghe nào?
* Cô cho trẻ xem
hình ảnh về con Khỉ, con Hưu và trò chuyện cùng trẻ
- Đây là con gì?
Nó có mấy chân? Nó ăn những loại thức ăn gì? Nó sống ở đâu? Nó di chuyển như
thế nào? Và 2 con vật này có hung dữ giống như con Hổ không?
- Có con vật rất
thích ăn mật ong đó là con gì? Trong các con vật đó con vật nào hung giữ?
- Con vật nào
hiền lành? Vì sao?
- Con vật nào
sống trong rừng giúp mọi người được nhiều việc? (Con voi)
- Những con vật
nào được thuần hoá để biểu diễn xiếc? (Con khỉ, gon hổ, con voi...).
* Cho trẻ so
sánh 2 con vật Hổ Và Hưu có gì giống và khác nhau
-Giống: Đều là
động vật sống trong rừng và có 4 chân , đẻ con
-Khác: Con Hổ là
ăn thịt hung dữ còn con Hưu là ăn cỏ hiền lành
* Giáo dục
trẻ: Cô cho trẻ biết có 1 số con vật ở trong rừng ngày càng ít đi do việc
săn bắn bừa bãi. Nhà nước đã có những quy định rất nghiêm ngặt về việc bảo vệ
các loài động vật quý hiếm nói riêng và động vật trong rừng nói chung. Cô gợi
hỏi trẻ:
+ Cháu có biết
muốn bảo vệ các con vật ở trong rừng mọi người cần phải làm gì? Vì sao?
+ Có nhiều người
thường chặt phá rừng để lấy gỗ, chặt phá rừng sẽ gây ra hậu quả gì?...
* Hoạt động 3:
Ôn luyện củng cố.
- T/c 1: Bạn có
biết tôi ăn gì?
(chia 3 nhóm chơi) lên thi đua gắn các con vật vào nhóm ăn cỏ, ăn thịt, ăn hoa
quả. Nhóm nào gắn đúng và được nhiều con vật hơn thì nhóm đó thắng.
- TC2: Thi ai
nhanh: (2 nhóm) Có 2 cái chuồng, trẻ lên chọn các con vật bằng nhựa cho vào
chuồng con vật dữ và con vật hiền lành theo yêu cầu của cô. Nhóm nào chọn được
nhiều và đúng thì nhóm đó chiến thắng.
* Kết thúc hoạt
động: Cả lớp đứng dậy
hát và vận động bài “Chú voi con”.
* Hoạt động góc: Góc
học tập (Góc chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan sát cây
vú sữa
- TCVĐ: Mèo và
chim sẻ. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi
ngoài trời.
1. Mục đích yêu
cầu:
- Trẻ ra sân
được hít thở không khí trong lành… Trẻ chú ý quan sát và nắm được một số đặc
điểm của cây vú sữa. Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây.
2. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ,
bằng phẳng. Mủ thỏ đủ cho trẻ.
- Đ/c ngoài
trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
- Trò chuyện
cùng trẻ, khi ra sân phải tắt hết điện, ra sân không được chạy lung tung, không
được dẫm đạp lên đ/c.
* Quan sát cây
vú sữa
- Cô dẫn trẻ ra sân đến chỗ có cây vú
sữa cho trẻ đứng xung quanh cây sai cho trẻ nào cũng thấy. cho trẻ quan sát một
lúc cô trò chuyện cùng trẻ.
- Các con có biết đây là cây gì không?
Nó có lá như thế nào? To hay nhỏ? Nhiều
hay ít?
- Cành của nó như thế nào? Cây này có
quả hay không?
* TCVĐ: Mèo và
chim sẻ.
- Cô hỏi trẻ về cách chơi, luật chơi và
tiến hành cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi ý, giúp
đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
* Chơi theo ý thích: Chơi
với đu quay, xích đu, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay, nhắc
trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động:
- Hướng dẫn trò chơi “Gấu đi lấy mật ong”.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Mục đích: Luyện cho trẻ sự
nhanh nhẹn, phản xạ nhanh. Tạo điều kiện cho trẻ năng vận động và giữ vệ sinh
cá nhân. Chơi tích cực, ngoan ngoãn.
2. Chuẩn bị: Trước khi tổ
chức cho trẻ chơi, cô dạy cho trẻ cách đọc thuộc lời ca bài: “Gấu đi lấy mật
ong”. Phấn , túi cát
giả vờ làm mật ong, rỗ nhựa
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò
chơi “Gấu đi lấy mật ong”.
-
Cô giới thiệu tên t/c, cách chơi.
-
Cô vẽ một đường hẹp dài khoảng 3m, cho lần lượt từng trẻ chơi một, cho trẻ đi
lặc lè giống gấu, cùng đọc: “Ta là gấu nâu, mùa xuân đến rồi, ta vào rừng dạo
chơi thôi” trẻ đi đến chổ rổ bầu mật ong đưa 2 tay lên bê rỗ và đọc: “ái chà
chà mật ong thơm quá, ta lấy mang về nhà nào” khi đi đến đường hẹp thì dừng lại
5 giây giả vờ ngó nghiêng nhìn chiếc cầu: “ôi chiếc cầu sao nhỏ” ai đi hết
đường hẹp là qua cầu.
- Sau khi nêu
cách chơi cô cùng tham gia trò chơi với trẻ 1 - 2 lần sau đó cho trẻ tự chơi.
Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi đúng, hứng thú.
* Chơi tự do ở
các góc. Cô hướng dẫn trẻ tự lấy đồ chơi về nhóm mình
thích chơi.
- Quá trình chơi cô chơi cùng trẻ, hỏi
trẻ: Con đang làm gì? Cái gì đây?
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi
xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.
* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn,
ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).
………………………………………………………………………………………………......
Post a Comment