GDÂN: Hát, vỗ tay theo lời ca bài “Gà trống, mèo con và cún con”
GDÂN: Hát, vỗ tay theo lời ca bài “Gà trống, mèo con và cún con” - Nghe hát: G...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/gdan-hat-vo-tay-theo-loi-ca-bai-ga-trong-meo-con-va-cun-con.html
GDÂN: Hát, vỗ tay
theo lời ca bài “Gà trống, mèo con và cún con”
-
Nghe hát: Gà gáy.
- TCÂN: Bao nhiêu bạn hát.
1. Mục đích -
yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hát
thể hiện được tình cảm yêu thương con vật gần gũi...
* Kỹ năng: Trẻ biết vổ tay theo
lời ca bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
* Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, hưởng ứng
cảm xúc cùng cô. Trẻ biết chơi t/c hứng thú.
2. Chuẩn bị:
-
Đàn organ, xắc xô, phách tre, trống lắc đủ cho cô và trẻ.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hoạt động: Vào bài.
- Cô đọc câu đố về con mèo “Con gì tai
thính mắt tinh
Núp trong bóng tối ngồi rình chuột qua?
- Và gợi hỏi trẻ: Mèo được nuôi ở đâu?
+ Cháu đã biết hát bài hát gì nói về con
mèo chưa?...
* Hoạt động 2: Hát và vỗ tay theo
lời ca bài “Gà trống, mèo con và cún
con”.
- Cô mở giai
điệu bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” và đố trẻ:
+ Các cháu vừa
được nghe giai điệu bài hát gì? Bài hát của nhạc sĩ nào sáng tác?
- Cô mời trẻ
cùng hát với cô 1 lần.
- Cô chú ý sữa
lỗi cho trẻ hát sai nhạc hoặc lời.
- Để bài hát được
hay hơn, sôi nổi hơn cô sẽ mời từng tổ hát từng đoạn của bài hát: khi cô đánh
nhịp 1 tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, khi cô đánh nhịp 2 tay thì cả lớp cùng
hát.
- Bây giờ cô sẽ
hát và vỗ tay đệm theo lời ca của bài hát này nhé.
- Cô làm mẫu 1
lần cách vỗ tay theo lời ca bài hát (không đàn).
- Mời trẻ cùng
vỗ tay theo cô 2 lần.
- Cô chú ý sữa
sai cho trẻ vổ không đúng.
- Cô phát các
dụng cụ âm nhạc đến từng tổ và mời trẻ vừa hát vừa gõ đệm theo lời ca bài hát.
- Cô mời trẻ
từng tổ, nhóm, cá nhân gõ đệm dưới hình thức thi đua.
- Mời trẻ nào
giỏi có thể lên biểu diễn theo tiết tấu chậm bài hát dưới các hình thức khác:
Nhún chân, lắc đầu…
* Hoạt động 3:
Nghe hát “Gà gáy”.
- Cô mở đàn
tiềng gà gáy và hỏi trẻ vừa nghe tiếng gì?
- Cô giới thiệu
bài hát “Gà gáy” dân ca Cống Khao - Lai Châu và hát cho trẻ nghe lần 1.
- Hỏi trẻ: Cả
lớp vừa nghe bài hát gì? Dân ca nào?
- Cô hát lần 2:
Kết hợp động tác minh hoạ theo lời bài hát, khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.
* Hoạt động 4:
TCÂN “Bao nhiêu bạn hát”.
- Cô giới thiệu
tên t/c, cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Sau đó, cô cho
trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Kết thúc hoạt
động:
- Trẻ cùng cô hát
và nhún chân theo lời ca bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội
dung hoạt động: - Quan sát một
số con vật trên đu quay .
- TCDG: Lộn cầu vồng. - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời.
1.
Yêu cầu:
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, so sánh
nhanh các con vật. Trẻ biết tên, các đặc điểm nổi bật của chó, mèo, vịt… Biết
chăm sóc các con vật và giữ vệ sinh chuồng trại…
2. Chuẩn bị:
- Chỗ đứng sạch sẽ đủ cho số trẻ. Một số
con vật mèo, chó, vịt… ở trên đu quay, thước chỉ.
- Đ/c ngoài trời: Xích đu, cầu trượt, đu
quay… sạch sẽ, an toàn.
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Quan sát một số con vật trên đu
quay.
- Cô dặn dò trẻ trước lúc xuống sân. Cô
cất cho trẻ hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”.
- Cô gợi hỏi trẻ: Bài hát nói về con gì?
Những con vật đó sống ở đâu?
+ Đây là con gì? Con vịt có những bộ
phận gì? Nó vận động như thế nào?
+ Các cháu đã bao giờ được ăn thịt vịt
chưa?
+ Thịt vịt được nấu thành những món gì?
Thịt vịt giàu chất gì?...
- Lần lượt cô cho trẻ quan sát, gọi tên,
thảo luận về: các bộ phận, màu sắc, cách vận động của con lợn, mèo… Cho trẻ so
sánh sự giống và khác nhau giữa các con vật như thế nào?
- Để bảo vệ các con vật này chúng ta
phải làm gì?
- Giáo dục trẻ chăm ăn thịt gà, lợn...
để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
*
TCDG: Lộn cầu vồng: Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó
cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
* Chơi tự do: Chơi với đ/c
ngoài trời. Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi xong cho trẻ rửa tay
*
Hoạt động góc: Gócộhc tập ( chính)
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt
động: - Nghe 1 số bài
hát về con vật nuôi qua băng đĩa.
- Nêu gương cuối
tuần.
1. Mục đích: - Trẻ biết tên,
biết giai điệu và tập hát thuộc các bài hát.
- Hứng thú vận
động theo ý thích.
2. Chuẩn bị:
- Đầu, ti vi,
đĩa có các bài hát về con vật nuôi: “Một con vịt”; “Gà trống mèo con và cún
con”; “Ba bà đi bán lợn con”; “gà gáy le te”… Đ/c các góc.
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Nghe 1 số bài
hát về con vật nuôi qua băng đĩa.
- Cô cho trẻ xem
một số hình ảnh các con vật nuôi, gợi hỏi trẻ về tên gọi…
- Cô mở băng đĩa
cho trẻ nghe lần lượt từng bài hát của các con vật nuôi.
- Mỗi bài hát cô
mở cho trẻ nghe 2 - 3 lần, cô động viên trẻ hát theo và vận động minh hoạ theo
ý thích: nhún chân… Cô gợi hỏi trẻ:
+ Các cháu vừa
được nghe bài hát gì?
+ Bài hát nói về
con gì? Con vật đó có ích lợi gì?
+ Cháu phải chăm
sóc, bảo vệ chúng như thế nào?...
* Nêu gương cuối tuần.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về
bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương
những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
………………………………………………………………………………………………….
Post a Comment