KPKH: Bé khám phá đại dương
KPKH: Bé khám phá đại dương 1. Mục đích - yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, ích lợi, đặc điểm môi trường sống và vận động của...
https://giaoanmamnononline.blogspot.com/2017/01/kpkh-be-kham-pha-dai-duong.html
KPKH:
Bé
khám phá đại dương
1. Mục đích -
yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên
gọi, ích lợi, đặc điểm môi trường sống và vận động của một số loài động vật
sống dưới nước. Biết đựơc các món ăn, chất dinh dưỡng từ các con vật đó…
* Kỹ năng:
- Phát triển khả
năng quan sát, so sánh, phân biệt nhanh đặc điểm về cấu tạo của các con vật
sống dưới nước theo nhiều dấu hiệu khác nhau như: Con vật đẻ trứng - con vật đẻ
con; con vật có vẩy - con không có vẩy;
con bơi - con bò…
* Thái độ:
- Trẻ biết động
vật dưới nước là nguồn hải sản, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với sức
khoẻ con người, phải có ý thức bảo vệ chúng, bảo vệ môi trường sống cho chúng…
2. Chuẩn bị:
- Máy tính, các
sile về các con vật sống dưới nước, đàn ghi nhạc bài hát “Cá vàng bơi”.
- Lô tô các con
vật sống dưới nước, sống trên cạn…
3. Tiến hành tổ
chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Vào bài.
- Cô cho cả lớp
hát vận động bài “Cá vàng bơi”. Trò
chuyện:
+ Bài hát nói
đến con vật nào? Con cá sống ở đâu?.
* Hoạt động 2:
Khám phá về các con vật sống dưới nước.
* Cô đưa sile
hình ảnh về con cá cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ:
- Cô có gì đây?
Trong tranh có những con cá gì?
- Khi cá bơi con
thấy bộ phận nào của cá chuyển động?
- Vậy trên đầu
cá có gì? Cá không có mũi, vậy các cháu đoán xem cá thở bằng gì?
- Vậy khi đưa cá
ra khỏi bể lâu thì sẽ thế nào? Các loài cá trong bể thuộc cá nước gì?
- Bạn nào có thể
kể cho cô và các bạn biết những con vật sống ở nước ngọt nữa nào?
* Cô đưa hình
ảnh 1 số con vật sống ở nước ngọt và nước mặn ra cho trẻ quan sát, gợi hỏi:
- Cô có hình ảnh
về gì đây? Các con vật này sống ở đâu?
- Con nào sống ở
nước ngọt (nước mặn)? Cháu thích con vật nào nhất? Vì sao? ( 5 - 6 trẻ ).
- Cho trẻ so
sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa các con vật: Tôm – cua, ếch - rùa…
- Cho trẻ kể tên
một số món ăn được chế biến từ các con vật sống dưới nước?
- Các món ăn đó
cung cấp chất dinh dưỡng nào cho cơ thể?
* Giáo dục:
Để có nguồn hải sản quý giá chúng ta phải làm gì? Muốn cơ thể khoẻ mạnh, phát
triển cân đối thì chúng ta ăn uống thế nào?...
* Hoạt động 3:
Luyện tập cùng cố.
- T/c 1: “Ai
nhanh hơn”.
+ Cô chia trẻ
làm 4 nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm nhiều lô tô về các con vật, cô yêu cầu trẻ
phân nhóm theo yêu cầu của cô.
- T/c 2: “Hãy
giúp tôi”.
+ Cô nêu cách
chơi, luật chơi: Cô có rất nhiều con vật sống dưới nước: nước ngọt, nước mặn.
Cô mời lần lượt 2 nhóm lên chơi, thi đua xem nhóm nào giỏi hơn, chọn và thả
được nhiều con vật vào đúng môi trường sống của nó thì đội đó sẽ thắng. Cô tổ
chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả từng nhóm và
tuyên dương trẻ.
* Kết thúc hoạt
động: Trẻ đọc bài đồng dao “Con cua” và chuyển hoạt
động.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung hoạt động: - Quan
sát bầu trời, thời tiết trong ngày.
- TCVĐ: Bắt vịt
trên cạn. - Chơi tự do: Đ/c ngoài trời.
1. Mục đích:
- Trẻ ra sân
được hít thở không khí trong lành, được vui chơi tự do để phát triển sức khỏe
và thể lực. Trẻ chú ý quan sát và nắm được một số đặc điểm nổi bật của thời
tiết.
- Giáo dục trẻ
biết chăm sóc và bảo vệ thân thể.
2. Chuẩn bị: Sân sạch sẽ,
bằng phẳng. Đ/c ngoài trời: Đu quay, xích đu, cầu trượt…
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
- Cô thảo luận
với trẻ về quy định khi ra sân trường.
* Quan sát bầu
trời, thời tiết trong ngày.
- Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ đứng chỗ
bóng mát và quan sát bầu trời. Cô và trẻ trò chuyện:
+ Hôm nay con thấy bầu trời như thế nào?
+ Quan sát trên trời con thấy mây, gió
có gì khác biệt không?
+ Với thời tiết này con cảm thấy trong
người thế nào? Khi đi học con phải ăn mặc như thế nào? Vì sao con phải mặc như
vậy?
+ Trời mưa (nắng) chúng mình có được
chơi ở ngoài trời không?
+ Vì sao? Khi đi ra ngoài trời phải làm
gì?…
- Giáo dục trẻ phải ăn mặc quần áo phù
hợp theo mùa…
* TCVĐ: Bắt vịt
trên cạn.
- Cô hỏi trẻ cách chơi, luật chơi. Cho 3
trẻ được nhắc lại, tổ chức cho trẻ chơi 4 - 5 lần.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, gợi ý,
giúp đỡ trẻ để trẻ chơi đúng cách, đúng luật.
* Chơi tự do
ở các góc:
Chơi với đu quay, xích đu, cầu trượt… Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
*
Hoạt động góc: Góc phân vai ( chính)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động: - Hướng dẫn trò
chơi “Cắp cua”.
- Chơi tự
do ở các góc.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi và chơi
hứng thú.
- Biết chơi ở các góc ngoan, đoàn kết
với các bạn.
2. Chuẩn bị: Trẻ thuộc lời
đồng dao cắp cua. 50 viên sỏi (tức 1 viên sỏi là một con cua).
3. Tiến hành tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn trò chơi Cắp cua.
- Cách chơi: Mỗi lần 5 trẻ chơi. Mỗi trẻ
có 10 viên sỏi cùng bỏ chung trên sàn rải đều, em nào oẳn tù tì mà được đi thì
đan úp 2 bàn tay lại với nhau để làm giỏ đựng cua, vừa đọc lời đồng dao vừa đưa
2 ngón tay trỏ xuống sàn gắp từng viên sỏi hát vào trong giỏ. Mỗ lần chỉ được
gắp 1 hòn, khi nào giỏ đầy thì đổ sang bên cạnh. Khi gắp cua phải cẩn thận
không được động vào viên sỏi bên canh, ai động vào thì mất lượt, em khác chơi
tiếp. Trẻ chơi đến khi hết sỏi trên sàn, đếm số sỏi, nếu ai được nhiều hơn thì
người ấy thắng cuộc.
- Cô chơi chơi cho trẻ xem và tổ chức
cho trẻ lần lượt được tham gia chơi.
* Chơi theo thích ở các góc: Cô cho trẻ về
nhóm mình thích chơi và tự lấy đồ chơi xuống chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
- Cô đến bên trẻ hướng dẫn và chơi cùng
trẻ. Và hỏi trẻ: con đang làm gì đây? Cái gì đây?
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Chơi
xong cô hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng.
*
Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui
chơi).
…………………………………………………………………………………………………
Post a Comment